Trận đấu nổi bật

aryna-vs-paula
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Paula Badosa
0
madison-vs-iga
Australian Open
Madison Keys
2
Iga Swiatek
1
novak-vs-alexander
Australian Open
Novak Djokovic
-
Alexander Zverev
-
jannik-vs-ben
Australian Open
Jannik Sinner
-
Ben Shelton
-

ASIAD 17: Giải mã thất bại của võ thuật Việt

Sự kiện: Asiad 2023

Với việc chỉ đoạt 2 HCĐ taekwondo và 2 HCĐ boxing nữ, các môn võ có trong nội dung thi đấu Olympic của đoàn thể thao Việt Nam tại Á vận hội (ASIAD) Incheon 2014 xem như thất bại hoàn toàn khi mục tiêu đặt ra là 2 HCV.

Từ sau những khoảnh khắc tỏa sáng của Trần Quang Hạ (Hiroshima 1994) và Hồ Nhất Thống (Bangkok 1998), taekwondo Việt Nam không giành thêm được HCV nào tại đấu trường ASIAD. Kỳ Á vận hội năm nay, một lần nữa đội tuyển taekwondo tiếp tục “trắng vàng” khi chỉ mang về vỏn vẹn 2 HCĐ của Hà Thị Nguyên (62 kg) và Phạm Thị Thu Hiền (67 kg), trong khi Campuchia cũng có được 1 chiếc HCV từ môn võ này!

Trước khi ASIAD khởi tranh, taekwondo là một trong những môn mà Việt Nam đặt chỉ tiêu có HCV và được đầu tư khá lớn. Nhiều năm trước, việc thiếu kinh phí tập huấn, thi đấu nước ngoài đã khiến các võ sĩ gặp rất nhiều thiệt thòi trong việc nâng cao trình độ.

Để bù đắp, taekwondo Việt Nam đã mời những chuyên gia nước ngoài về huấn luyện và cho võ sĩ đi tập huấn tại Hàn Quốc. Song, taekwondo rất ít khi thành công với các HLV ngoại bởi họ luôn gặp phải rất nhiều rào cản từ cơ chế, môi trường làm việc...

ASIAD 17: Giải mã thất bại của võ thuật Việt - 1

Nguyễn Hoàng Ngân (phải) giành HCB biểu diễn quyền karatedo nhưng môn này không được giới võ thuật xem trọng khi không có trong chương trình thi đấu Olympic

Theo một HLV có nhiều năm theo dõi đội tuyển quốc gia, cả 2 chuyên gia Hàn Quốc đang huấn luyện cho ĐTQG còn mang tính cá nhân, duy ý chí. Điển hình là trong việc huấn luyện làm quen với giáp điện tử, các võ sĩ rất ít khi được tập huấn chuyên sâu.

Ngay các giải đấu mang tính quốc gia của bộ môn này, các võ sĩ vẫn đấu giáp thường, chỉ khi vào vòng chung kết mới đấu bằng giáp điện tử. Trong khi đó, phương pháp huấn luyện của 2 loại giáp là khác nhau hoàn toàn.

Với judo, kết quả còn thảm bại hơn. Võ sĩ Nguyễn Thị Thanh Thủy và cả “nữ hoàng thường hạ đo ván đối phương” Văn Ngọc Tú cũng thua chóng vánh ngay từ những vòng đấu loại. Việc thiếu hụt kinh phí khiến môn này chững lại trong thời gian khá dài.

Khác với 5 năm trước, thời gian gần đây, người hâm mộ võ thuật Việt Nam gần như quên hẳn bộ môn từng nổi như cồn này với những tên tuổi như Nguyễn Quốc Trung, Cao Ngọc Phương Trinh… khi không có một giải đấu quốc tế nào được giới thiệu rộng rãi. Ngay cả HCV SEA Games 27 Văn Ngọc Tú cũng phải “chạy lòng vòng kiếm tiền lương”, liên tục chuyển từ Gia Lai về Nam Định do không nhận được sự quan tâm và đãi ngộ xứng đáng.

Xét về lực lượng, taekwondo và judo đang thiếu hụt tài năng nghiêm trọng. Các gương mặt trụ cột đều đã lớn tuổi, quanh đi quẩn lại chỉ Lê Huỳnh Châu (taekwondo) hay Văn Ngọc Tú (judo)..., trong khi những gương mặt trẻ lại quá thiếu kinh nghiệm, bản lĩnh.

Tại ASIAD 2014, đoàn Việt Nam trân trọng HCV wushu của Dương Thúy Vi và HCB quyền karatedo của Nguyễn Hoàng Ngân. Tuy vậy, đây lại là 2 môn võ không có trong danh sách thi đấu Olympic. Còn với boxing nữ, 2 HCĐ là tín hiệu đáng mừng khi chúng ta đang nỗ lực hồi sinh môn này.

Sự trở lại mạnh mẽ của boxing Việt Nam tại khu vực và châu lục tạo niềm tin cho giới võ thuật trên đường săn huy chương Olympic. Trong khi đó, nếu không có được sự đầu tư thiết thực và hướng đi đúng, cả taekwondo và judo Việt Nam sẽ tiếp tục “ta tiến bộ 1 - bạn tiến bộ 10” như thời gian vừa qua. 

ASIAD 17: Giải mã thất bại của võ thuật Việt - 2

Federer-Tay vợt vĩ đại

ASIAD 17: Giải mã thất bại của võ thuật Việt - 3

US Open 2014

ASIAD 17: Giải mã thất bại của võ thuật Việt - 4

Hiện tượng Ánh Viên

ASIAD 17: Giải mã thất bại của võ thuật Việt - 5

Hot-shot tennis

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Liêm (nld.com.vn)
Asiad 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN