Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
2
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
1
Richard Gasquet
1
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
0
Benjamin Bonzi
2

Ánh Viên rèn thêm bản lĩnh

Giành liên tiếp 3 tấm huy chương tại các vòng đấu Cúp Thế giới 2015 ở Moscow và Paris, mới nhất là HCĐ 400 m hỗn hợp rạng sáng 17-8 nhưng thầy trò kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên biết đó chỉ là những trải nghiệm để nhắm tới tương lai.

Sau thành tích giành 8 HCV và phá 8 kỷ lục tại SEA Games 2015, cô gái 19 tuổi Nguyễn Thị Ánh Viên tiếp tục gây ấn tượng với 3 huy chương tại Cúp Thế giới (FINA World Cup). Đa phần người hâm mộ đều hoan hỷ khi biết đây là những thành tích tốt nhất từ trước đến nay của bơi lội Việt Nam, đặc biệt hơn khi tất cả được vinh danh ở những sân chơi tầm cỡ thế giới.

Tuy vậy, những ai quan tâm đều không bị “hoa mắt” với những huy chương Ánh Viên vừa có được để mơ mộng quá xa vời về lần ra biển lớn sắp tới của bơi lội Việt Nam: Thế vận hội mùa hè Rio de Janeiro 2016.

Thành tích tốt nhất của Ánh Viên trong chuyến du đấu ở châu Âu suốt hơn 2 tuần qua, xét về khía cạnh chuyên môn, chắc chắn phải là lần cô về đích ở vị trí 15/16 cự ly 200 m hỗn hợp và xếp thứ 10 thế giới ở cự ly 400 m hỗn hợp tại Giải vô địch thế giới diễn ra ở Kazan - Nga.

Ánh Viên rèn thêm bản lĩnh - 1

Ánh Viên giành HCĐ cự ly 400 m hỗn hợp nữ tại Pháp rạng sáng 17-8

Đây là đấu trường quan trọng bậc nhất mà thành tích thi đấu sẽ là cơ sở xét chọn VĐV tham dự Olympic mùa hè. Diễn ra 2 năm 1 lần với những tiêu chí tham dự khá ngặt nghèo, cũng dễ hiểu vì sao Giải Vô địch bơi lội thế giới lại nhận được sự quan tâm của mọi hảo thủ từ khắp các quốc gia.

Ánh Viên chưa thể góp mặt tại đợt thi chung kết của cả 3 nội dung đăng ký thi đấu ở Kazan nhưng những thành tích kể trên là trải nghiệm vô cùng quý giá đối với Ánh Viên, HLV Đặng Anh Tuấn cùng các nhà chuyên môn trong việc hoạch định chương trình huấn luyện tiếp theo cho cô từ đây cho đến mùa hè năm sau.

Từ chỗ xác định được mục tiêu phấn đấu kể trên, việc Ánh Viên góp mặt tại 2 vòng đấu Cúp Thế giới và giành được 3 huy chương chỉ được xem là cơ hội cọ xát, rèn thêm bản lĩnh cũng như hoàn thiện kỹ, chiến thuật thi đấu cho niềm hy vọng số 1 của bơi lội Việt Nam.

Với tần suất xuất hiện khá “dễ chịu” (8 vòng đấu/năm, trải rộng tại 3 khu vực châu Âu, Đông Á và Trung Đông), các VĐV có thể chọn lựa vòng đấu World Cup phù hợp với điều kiện tài chính, khả năng thích ứng thời tiết, khí hậu tại điểm thi đấu cũng như điểm rơi phong độ theo chu trình tập luyện.

Nếu nắm bắt được các chi tiết này, người hâm mộ sẽ có câu trả lời thỏa đáng về việc không có nhiều hảo thủ tham dự 2 vòng đấu Cúp Thế giới ở Nga và Pháp vừa qua cũng như thành tích thi đấu không thể sánh bằng khi chính các VĐV này dự giải vô địch thế giới trước đó.

Ngoài ra, khi còn đến 6 vòng đấu được tổ chức ở Singapore, Trung Quốc (Bắc Kinh và Hồng Kông), Nhật Bản, Qatar và UAE, lực lượng kình ngư châu Á, kể cả Việt Nam, sẽ hiện diện đầy đủ hơn tại các sự kiện này. Khi đó, chúng ta sẽ biết rõ hơn Ánh Viên tiến bộ đến đâu trên bản đồ bơi lội châu Á và thế giới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đào Tùng (Người Lao Động)
Hiện tượng kình ngư Ánh Viên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN