Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
0
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
1
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Ánh Viên cần được chăm sóc đến "tận răng"

Đó là quan điểm của GS Dương Nghiệp Chí – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học TDTT, trong cuộc trao đổi với phóng viên NTNN sáng 19.8 xung quanh việc chuẩn bị của thể thao Việt Nam cho Olympic 2016 nói riêng và các giải đấu khác trong thời gian tới.

Thưa GS, việc thành tích của Ánh Viên có sự dao động lên xuống khá thất thường chỉ trong khoảng nửa tháng từ giải vô địch thế giới (Kazan-Nga) đến Cúp thế giới tại Mátxcơva-Nga, Paris-Pháp cho thấy điều gì?

- Trong thể thao, việc thành tích dao động, đặc biệt với các  vận động viên (VĐV) trẻ - ở đây cụ thể là Ánh Viên - là điều bình thường. Thời gian huấn luyện bài bản đối với Ánh Viên mới được gần 4 năm, mà để đạt tới “đỉnh” thành tích của mình, một VĐV cần được huấn luyện khoa học về mọi mặt trong khoảng 7-10 năm. Trong chu trình huấn luyện này thì thời gian nửa đầu sẽ dao động nhiều hơn thời gian nửa sau.

Ánh Viên cần được chăm sóc đến "tận răng" - 1

 Kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên còn có thể cải thiện thành tích thêm nhiều trong tương lai.  Ảnh:  Hiền Anh.

Ví dụ với cự ly 200m hỗn hợp, Viên đạt thành tích 2 phút 13 giây 29 ở giải vô địch thế giới. Tới Cúp thế giới tại Mátxcơva, thành tích của Ánh Viên là 2 phút 12 giây 33, giành HCĐ. Nhưng tới Cúp thế giới tại Paris, thành tích lại tụt xuống 2 phút 14 giây 01, xếp thứ 4. Điều này có thể giải thích bằng 3 lý do: Thứ nhất, Ánh Viên mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình huấn luyện như tôi nói ở trên. Thứ 2, việc VĐV  phải thi đấu liên tục, khoảng nghỉ giữa các giải đấu quá ngắn nên không thể kịp hồi phục. Thứ 3, qua các giải đấu lớn, Ánh Viên vẫn đang “đi tìm” cự ly mạnh nhất của mình nên cũng khó lòng có sự ổn định.

Nghĩa là từ nay tới Olympic 2016, Ánh Viên hoàn toàn có thể rút ngắn thêm thành tích?

- Tôi không muốn đưa ra một cái đích cụ thể về thời gian cũng như thông số thành tích với Ánh Viên. Nhưng chắc chắn nếu không gặp những sự cố về chấn thương, huấn luyện quá sức… Ánh Viên sẽ còn cải thiện được nhiều về chuyên môn. Chỉ riêng vấn đề tâm lý thi đấu ở cự ly 200m hỗn hợp đã cho thấy Ánh Viên có thể đạt thành tích tốt hơn ở Cúp thế giới Mátxcơva so với giải vô địch thế giới vốn cạnh tranh rất quyết liệt, căng thẳng.

Điều đáng tiếc là cho tới lúc này, thể thao Việt Nam (TTVN) quá thiếu - nếu không muốn nói là hầu như không có môi trường phát hiện, môi trường cạnh tranh thể thao thành tích cao. Các nước có nền thể thao phát triển, sự cạnh tranh xuất hiện ngay từ trong trường học. Nếu sớm được phát hiện, được phát triển trong môi trường giàu tính cạnh tranh, huấn luyện bài bản sớm hơn thì Ánh Viên lúc này đã ở một trình độ cao hơn hiện nay nhiều.

Mục tiêu của ngành TTVN là phấn đấu giành 1-2 huy chương Olympic 2016. Ông nghĩ Ánh Viên có thể lập nên kỳ tích tại Brazil vào năm sau?

- Với các môn đòi hỏi thể hình, sải tay dài… như điền kinh, bơi, bóng chuyền, bóng đá… đều rất khó với TTVN. Đơn giản, các môn này rất cần cái nền từ thể thao trường học, xa hơn là dinh dưỡng từ trong bụng mẹ. Bản thân tôi nghĩ bơi rất khó có cửa giành huy chương Olympic cũng như điền kinh, thể dục dụng cụ vậy.

"Những môn cá nhân chúng ta còn có thể gặp may mắn với những trường hợp như Ánh Viên. Còn với những môn thể thao tập thể thì không thể “ăn may” được. Tôi vẫn nhắc đi nhắc lại rằng muốn phát triển thể thao bền vững, phải phát triển thể thao học đường”, GS Dương Nghiệp Chí.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hoàn thành mục tiêu huy chương Olympic ở những môn Olympic cơ bản khác, trong đó có bắn súng (Hoàng Xuân Vinh), cử tạ (Thạch Kim Tuấn). Nhưng ngay cả khi có huy chương Olympic mà không phải là Huy chương Vàng thì vẫn chưa thể nói lên điều gì về thể thao đỉnh cao của một nước. Trong tương lai, chúng ta cần phấn đấu có Huy chương Vàng Olympic như cách các nước trong khu vực là Thái Lan, Indonesia… đã làm được.

Ánh Viên năm nay mới 19 tuổi và tương lai vẫn còn dài. Nhưng bơi lội nói riêng và TTVN không thể chỉ biết trông chờ vào cô ấy...

- Tôi muốn nhấn mạnh Ánh Viên là một hiện tượng đột biến của TTVN. Ánh Viên có tố chất tốt về mọi mặt- thể hình, thể lực, tâm sinh lý… Và với cách làm như hiện nay, không biết bao giờ TTVN mới tìm ra một Ánh Viên thứ 2. Ánh Viên là “báu vật” của TTVN lúc này không chỉ ở mặt thành tích. Hơn cả, Ánh Viên cần được chăm sóc kỹ lưỡng, khoa học cho đến tận cùng.

Qua Ánh Viên, TTVN sẽ rút ra được nhiều bài học thực tế về cách đào tạo, phát triển VĐV đỉnh cao. Cần nhớ, lý thuyết thì có rất nhiều, sách vở nghiên cứu trên thế giới cũng vô vàn, nhưng để ứng dụng vào thực tế thì lại là chuyện khác xa.

Xin cảm ơn GS!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Đức ([Tên nguồn])
Hiện tượng kình ngư Ánh Viên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN