Trận đấu nổi bật

aryna-vs-jasmine
WTA Finals
Aryna Sabalenka
2
Jasmine Paolini
0
kichenok-va-ostapenko-vs-hsieh-va-mertens
WTA Finals
J. Ostapenko & L. Kichenok
0
E. Mertens & Hsieh Su-Wei
2
richard-vs-thiago
Moselle Open
Richard Gasquet
2
Thiago Monteiro
1

Ánh Viên bơi ở biển lớn: Cơ hội nào tại giải VĐTG (Kỳ 4)

(Kỳ cuối) Tạo ra hàng loạt các điều kì diệu ở SEA Games 28 vừa diễn ra ở Singapore tháng trước, giờ Ánh Viên hướng đến mục tiêu cao hơn là giải bơi lội vô địch Thế giới. Liệu kình ngư người Cần Thơ có khả năng giành huy chương trước các đối thủ cực kì nặng kí?

Từ ngày 2/8 tới đây, Nguyễn Thị Ánh Viên sẽ tham dự giải Bơi vô địch thế giới tại Kazan, Nga. Trước cuộc tranh tài của kình ngư Việt Nam với các đối thủ hàng đầu thế giới, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc tuyến bài về Ánh Viên, bắt đầu từ ngày 27 đến 31/7!

Xem các kỳ trước của loạt bài về Ánh Viên tại đây:

Ánh Viên bơi ở biển lớn: Tấm gương M.Phelps (Kỳ 1)

Ánh Viên bơi ở biển lớn: Nhìn các nữ siêu kình ngư (Kỳ 2)

Ánh Viên bơi ở biển lớn: Ăn là nhiệm vụ (Kỳ 3)

Ánh Viên chính là niềm tự hào của Thể thao Việt Nam tại SEA Games 28. "Kình ngư" 19 tuổi người Cần Thơ đã giành 8 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ và phá 8 kỉ lục SEA Games để trở thành hiện tượng của Đại hội.

Chẳng những được báo chí, người hâm mộ Việt Nam tán dương, Ánh Viên còn được giới truyền thông quốc tế cực kì quan tâm và dành cho những lời có cánh. “Tiểu tiên cá”, “Iron girl Việt Nam”… là những biệt danh được gán cho Ánh Viên sau những thành tích vang dội tại đảo quốc Sư tử.

Nhưng như chính Ánh Viên và HLV Đặng Anh Tuấn khẳng định, thầy trò họ không ngủ quên trên chiến thắng và luôn hướng đến những mục tiêu cao và xa hơn, trước mắt là giải bơi lội Thế giới diễn ra tại Nga vào đầu tháng 8 và xa hơn là Olympic Rio vào năm sau.

Ánh Viên bơi ở biển lớn: Cơ hội nào tại giải VĐTG (Kỳ 4) - 1

Ánh Viên đã giành tới 8 HCV ở SEA Games 28

Tuy nhiên, mong muốn là một chuyện, còn thực tế Ánh Viên có đủ khả năng để giành huy chương ở những giải đấu lớn hay không là vấn đề khác. Ngay cả thành tích giành 2 HCĐ ở Asiad Incheon 2014 (400m hỗn hợp và 200m ngửa) của Ánh Viên cũng chưa đủ để đem ra làm cơ sở đảm bảo “Tiểu tiên cá” sẽ có cơ hội giành huy chương ở giải vô địch Thế giới sắp tới, cho dù 1 năm qua cô đã tiến bộ rất nhiều do được tập huấn tại Mỹ.

Thậm chí, dù Ánh Viên sẽ thi đấu ít nội dung hơn tại SEA Games 28 (thi đấu 11 nội dung) để tập trung vào các cự ly sở trường như 200m hỗn hợp, 400m hỗn hợp, 800m hỗn hợp, 200m ngửa, khả năng niềm tự hào của bơi lội Việt Nam giành huy chương hoặc tiệm cận huy chương ở giải vô địch Thế giới là không nhiều.

Thành tích ấn tượng nhất của Ánh Viên tại SEA Games 28 là ở nội dung 400m tự do với thời gian 4 phút 8 giây 66 (4:08.66), hơn VĐV về nhì người Malaysia tới gần 10 giây. Thành tích này chỉ kém mốc giành HCB  ASIAD 2014 có 0,43 giây, kém HCV gần một giây, qua đó giúp Ánh Viên lọt vào top 25 thế giới cự ly 400m tự do nữ.

Ánh Viên bơi ở biển lớn: Cơ hội nào tại giải VĐTG (Kỳ 4) - 2

Tuy nhiên, có một thực tế là thành tích của Ánh Viên so với các VĐV giành huy chương ở Asiad hay Olympic vẫn còn một khoảng cách

Dù vậy, thành tích ở nội dung tốt nhất của Ánh Viên vẫn còn thua xa những VĐV giành huy chương tại Olympic 2012. Kỉ lục SEA Games 4:08.66 của Ánh Viên ở cự ly 400m kém cả thành tích của VĐV về đích thứ 8 ở phần bơi chung kết cự ly này tại Olympic 2012, còn thua người đoạt HCĐ khi đó tới hơn…5 giây.

Hay một ví dụ khác, Ánh Viên phá kỉ lục SEA Games ở cự ly 200m ngửa với thành tích 2:14.12, nhưng kì thực cô lại “đi xuống” so với những gì thể hiện ở Olympic 2012 (2 phút 13 giây 35), chỉ đứng thứ 26  và kém khoảng 9 giây so với VĐV của Mỹ đoạt HC vàng. Thậm chí thành tích giành HCĐ tại Asiad 2014 ở cự ly này (2 phút 12 giây 66) cũng là chưa đủ để Ánh Viên tiệm cận thành tích của nhóm VĐV giành huy chương ở giải vô địch Thế giới.

So sánh HCV SEA Games của Ánh Viên với thành tích giành HCV ASIAD 2014 & Olympic 2012

Tên nội dung

Thành tích HCV SEA Games 28 của Ánh Viên

Thành tích HCV tại ASIAD 2014

Thành tích HCV tại Olympic 2012

800m tự do

8'34''25

8':27''.54

8':14''.63

400m hỗn hợp

4':42''.88

4':32''.97

4':28''.43

200m bơi ngửa

2':14''.12

2':10'':31

2':04''.06

200m hỗn hợp

2':13''.53

2':08''.94

2':07''.57

200m bơi bướm

2':11''.12

2':07''.56

2':04''.06

200m tự do

1':59''.27

1':57''.66

1':53''.61

400m tự do

4':08''.66

4':07''.67

4':01''.45

200m bơi ếch

2':31''.16

2':21''.82

2':19''.59

Nhưng những con số thống kê ở trên không phải để Ánh Viên nhụt chí, trái lại đó chính là mục tiêu để cô vượt qua chính mình và làm rạng danh Tổ quốc. Quan trọng hơn khi "kình ngư" Việt Nam chỉ tập vào một số nội dung nhất định thay vì dàn trải sức như ở SEA Games.

Giành huy chương hoặc tiệm cận nhóm giành huy chương tại giải vô địch Thế giới là rất khó, nhưng Ánh Viên có thể coi đây là một cơ hội cọ xát để biết mình đang ở đâu và tiếp tục phấn đấu cho những giấc mơ xa hơn.

Chẳng phải, tại Olympic trẻ thế giới 2014 diễn ra tại Nam Kinh (Trung Quốc), Ánh Viên chính là nhà vô địch khi mang về tấm HCV lịch sử tầm thế giới cho bơi lội Việt Nam ở nội dung 200m hỗn hợp. Nên trong tương lai gần, “Tiểu tiên cá” hoàn toàn có khả năng vươn tầm thế giới nếu cứ tiếp tục tiến bộ…

Video tổng hợp chặng đường giành 8 HCV của Ánh Viên ở SEA Games 28 (bản quyền video thuộc VTV):​

8 HCV và 8 kỷ lục của Ánh Viên ở SEA Games 28:

- 800m tự do nữ: 8 phút 34 giây 85 – Kỷ lục cũ 8:35.41 ở SEA Games 25

- 400m hỗn hợp nữ: 4 phút 42 giây 88 – Kỷ lục cũ 4:46.16 của chính cô tại SEA Games 27 (lần lượt phá 2 kỷ lục ở vòng loại và chung kết)

- 200m ngửa nữ: 2 phút 14 giây 12 - Kỷ lục cũ 2:14.80 của chính cô tại SEA Games 27

- 200m hỗn hợp nữ: 2 phút 13 giây 53 – Kỷ lục cũ 2:14.57 ở SEA Games 25

- 200m bơi bướm: 2 phút 11 giây 12 – Kỷ lục cũ 2:13.49 ở SEA Games 25

- 200m bơi ngửa: 1 phút 59 giây 27 – Kỷ lục cũ 2:00.57 ở SEA Games 25

- 400m bơi tự do nữ: 4 phút 8 giây 66 – kỷ lục cũ 4:10.75 ở SEA Games 25.

- 200m ếch nữ: 2 phút 31 giây 16

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Dũng ([Tên nguồn])
Hiện tượng kình ngư Ánh Viên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN