Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
2
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
1
Richard Gasquet
1
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
0
Benjamin Bonzi
2

Ai chặn được Djokovic ?

Rất có thể năm lần vô địch Australian Open chỉ là một trong số những kỳ tích của Djokovic trong năm nay.

Có hai cơ sở để khẳng định điều đó: một là các đối thủ của anh không còn duy trì được sức mạnh thực sự của họ; và thứ hai là chính bản thân Djokovic đang gợi nhớ hình bóng giai đoạn thăng hoa nhất của anh trong năm 2011 – 2012.

* Cuộc đua đi tìm giới hạn

Trước tiên, hãy nói về bản thân Djokovic qua những gì anh thể hiện ở Grand Slam đầu tiên trong năm. 

Việc hạ gục các đối thủ trong set cuối cùng của trận bán kết và chung kết đều với tỉ số 6-0 là điều xưa nay chưa từng có. Nó làm ta liên tưởng tới hình ảnh của những chiến tướng tài ba thu phục những con mãnh thú, cùng quần nhau với chúng cho mệt lử rồi sau đó buộc chúng phải ngoan ngoãn tra cổ vào thừng.

Nhưng thực ra, đó là những cuộc đua mà ai có khả năng chịu đựng tốt nhất, bền bỉ nhất, có sự ổn định và lì lợm nhất qua những khúc cua của trận đấu mới là người chiến thắng.

Hai set đầu tiên của trận chung kết, Murray và Djokovic đã tạo nên những cuộc ganh đua bền bỉ ở cuối sân. Những loạt đánh thường xuyên kéo dài tới hơn hai chục lần chạm vợt để rồi máy tính thống kê số lần chạm vợt bình quân là hơn tám.

Sự căng thẳng và thận trọng của hai tay vợt quá hiểu nhau và có quá nhiều những điểm tương đồng khiến cho cả hai không dám thực hiện những cú đánh hóc hiểm.

Djokovic đôi lúc không dám đánh trái tay dọc dây, một cú đánh mà những lúc khác, anh thực hiện ngon lành để giải quyết các trận đỉnh cao.

Ai chặn được Djokovic ? - 1

Grand Slam đầu tiên trong năm sẽ mở ra giai đoạn thống trị của Nole?

Murray cũng không dám tìm tới những góc đánh thật sắc để dồn ép đối phương hay tìm điểm trực tiếp. Bóng có thể đi sâu về cuối sân nhưng luôn phải còn 1-2m mới tới đường dây dọc.

Nhưng dù cùng có nhiều sức ép, Djokovic cho thấy anh kiểm soát tâm lý tốt hơn trong khi Murray đã để vuột những cơ hội tốt nhất.

Murray dẫn 4-2 ở loạt tiebreak set 1 nhưng cuối cùng Djokovic lại là người chiến thắng trong set đấu đó nhờ những pha đánh hỏng khó tin của Murray chứ không chỉ lỗi kép khi giao bóng – lỗi kép đầu tiên của Murray trong trận đấu.

Nếu thắng trong set đấu đó và nếu dẫn trước hai set, Murray đã có thể tự đặt mình vào một tình thế dễ dàng hơn rất nhiều và kể cả khi bị Djokovic làm phân tâm dữ dội sau đó thì anh chưa chắc đã bối rối tới mức đánh mất mình.

* Tiểu xảo cũng là sức mạnh của Djokovic

Sau trận đấu, Murray nói rằng hình ảnh của một Djokovic bên kia lưới có dấu hiệu căng cơ ở đầu set ba đã làm anh phân tâm. Và việc Djokovic lại lập tức mạnh mẽ ngay trong vài game sau đó như chưa có gì xảy ra khiến cho Murray phải băn khoăn với biết bao câu hỏi hay là hư hay là thực.

Có lý để tin những gì Murray đã nói không phải là bao biện. Chung kết Australian Open năm ngoái đã chứng kiến một Wawrinka đang chơi cực hay, tưởng như sẽ thắng chỉ sau ba set nhưng khi Nadal bị chấn thương lưng, gặp khó khăn cực lớn khi giao bóng và di chuyển thì Wawrinka lại thua một set.

Nhưng Murray phải tự trách chính mình bởi anh đã có kinh nghiệm 23 lần đối đầu với Djokovic trước đó, đã từng hiểu rằng việc mất kiểm soát tâm lý luôn dễ rơi vào ma trận của đối thủ. Như tại Miami Masters 2014, ức chế khi Djokovic thò vợt qua lưới bắt volley mà trọng tài làm ngơ nên anh đã thua dễ dàng trận tứ kết. Và ngay ở trong set thứ hai, Murray dẫn trước hai game và khi thấy Djokovic có vẻ có vấn đề ở chân thì anh thua liền bốn game. May cho Murray lúc đó là trận đấu bị gián đoạn do vấn đề từ khán giả nên anh mới trở nên tĩnh tâm hơn để giành lại những game giao bóng của Djokovic.

Set ba thì không giống set hai, không có gì để kéo được Murray ra khỏi đà sụp đổ. Từ chỗ dẫn 2-0 ở set ba đã thua tới 12 trong tổng số 13 game cuối cùng của trận đấu.

Biểu đồ phong độ, và kết quả ấy là hoàn toàn trái ngược so với những gì đã diễn ra ở hai set đầu.

Nhưng dù với bất cứ lý do gì thì Murray không còn Ivan Lendl cũng không phải là khắc tinh của Djokovic. Cái thời Murray thắng Djokovic trong hai trận chung kết Grand Slam cuối năm 2012 và 2013 đã qua rồi, và khó trở lại cùng với nữ HLV Amelie Mauresmo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN