3 lý do khiến Federer thua Djokovic

Federer đã cực kỳ xuất sắc ở cả chặng đường tới chung kết Wimbledon 2015 nhưng thất bại 6-7(1), 7-6(10), 4-6 và 3-6 trước tay vợt xuất sắc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại, Djokovic, vì ba vấn đề cố hữu.

Djokovic biến ảo hơn

Nếu không phải là Federer thì đã không thể có chuyện lật ngược tình thế ở loạt tiebreak của set 2. Đã nhìn thấy Federer có thể thua set 2 và rơi vào thế cực kỳ bất lợi ở set thứ ba, nhưng nhờ cả nỗ lực tấn công lẫn cố gắng đeo bám bền bỉ (thắng cả trong loạt đôi công kéo dài 27 lần chạm vợt) đã giúp Federer giành lại những mini break và ngoi được lên lưới ở điểm thứ 22 để thực hiện cú volley giản đơn vào khoảng sân trống.

Nhưng đó cũng là thời điểm duy nhất trong trận đấu mà Federer chiến thắng trong thời khắc quyết định mà thuật ngữ nhà nghề gọi là big points. Quá ít so với cách Djokovic tận dụng thời cơ, giải quyết tình huống để xoay chuyển cục diện.

Djokovic trong suốt những năm tháng trỗi dậy của giai đoạn 2011-nay để trở thành tay vợt giàu thành tích nhất trong khoảng thời gian này được biết tới nhờ sự lạnh lùng, tỉnh táo, xuất sắc tới mức xuất thần ở những thời điểm quyết định.

Djokovic đã thể hiện điều đó ở trong set 1, không chỉ lập tức đòi lại break ngay mà còn tỏ ra vượt trội trong loạt tiebreak (7-1).

Trong set 3, Djokovic tạo ra một cảm giác rằng anh thắng rất dễ dàng trong khi anh không tạo ra sự khác biệt quá lớn ở các chỉ số quan trọng như giao bóng 1, giao bóng 2 ăn điểm.

Federer sau trận cũng đã thừa nhận điều đó, rằng anh chơi không hề tệ nhưng có khác biệt ở những thời điểm quan trọng khi mà Djokovic tỏ ra cực kỳ xuất sắc.

3 lý do khiến Federer thua Djokovic - 1

Chức vô địch xứng đáng của Nole

Và xứng đáng

Không có nhiều mùa giải trong lịch sử Wimbledon có thời tiết tốt đến thế, nắng to tuần đầu, tương đối ít mưa ở tuần thứ hai nhưng riêng ngày cuối cùng thì trời lại sụt sùi.

Cơn mưa nhỏ ở set thứ ba làm trận đấu bị gián đoạn mất hơn 20 phút trong khi nó không đủ để giúp Federer hồi pin, mà còn khiến cho không khí trong sân đấu dày hơn, và bóng vì thế bay chậm hơn.

Nó không thực sự thuận lợi cho một người chơi tấn công như Federer, trong khi Djokovic nhiều lúc chỉ cần chờ Federer tự đánh hỏng. Federer đã có 58 cú đánh ăn điểm trực tiếp còn Djokovic là 46, nhưng số lần tự đánh hỏng lên tới 35 (còn của Djokovic là 16).

Đây mới là lần thứ hai Djokovic phải vất vả, phải mềm dẻo ở giải lần này, bởi anh không gặp ai trong top 10 thế giới cho tới trước trận chung kết. Lần đầu là Kevin Anderson (người Nam Phi khổng lồ).

Rõ ràng là Djokovic đã ở vào một nhánh bốc thăm thuận lợi hơi hẳn so với các đối thủ chính yếu còn lại bị dồn vào nhánh còn lại. Việc phải chơi liền hai trận “chung kết”, trước Murray và sau đó là Djokovic không phải là dễ dàng đối với Federer. Còn Djokovic rõ ràng có quá nhiều thuận lợi khi chỉ phải gặp Gasquet, người vốn không cùng đẳng cấp lại bị vần vò qua 5 set căng thẳng ở tứ kết.

Nhưng với ba yếu tố kể trên thì may mắn chỉ có vai trò thứ yếu. Tính xứng đáng của chức vô địch lần này rõ ràng hơn hẳn so với ngôi vô địch năm ngoái vốn được Djokovic cô đọng trong một câu phát biểu lúc ôm cúp là “Cảm ơn Federer, anh đã nhường tôi danh hiệu này”.

Chức vô địch Wimbledon lần thứ ba, danh hiệu Grand Slam thứ chín trong sự nghiệp rõ ràng là do Djokovic và của Djokovic.

Video trận chung kết đơn nam đầy kịch tính của Wimbledon 2015:

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN