Tăng trưởng kinh tế TP. Hồ Chí Minh đạt mức cao nhất trong 4 năm qua

Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn của TP. Hồ Chí Minh đạt trên 6,4% trong nửa đầu năm nay, cao nhất kể từ 2020. Nhờ năng động, sáng tạo, TP. Hồ Chí Minh đã đạt kết quả này. Đây là cơ sở để thành phố đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức 7,5% cho cả năm nay.

Tăng trưởng kinh tế TP. Hồ Chí Minh đạt mức cao nhất trong 4 năm qua - 1

Sáu tháng đầu năm, khu vực thương mại dịch vụ chiếm chiến 65,6% cơ cấu kinh tế thành phố đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 7,26%. Trong đó, Logistic tăng tới gần 20% do người tiêu dùng chuyển sang mua sắm online, qua đó giúp đẩy mạnh dịch vụ giao hàng. Nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng, du lịch cũng đã giúp cho tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng nửa đầu năm 2024 tăng 10%. Ngoài ra, lượng đơn hàng quốc tế tăng cũng góp phần giúp kim ngạch xuất khẩu thành phố đạt 20,6 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ.

Tăng trưởng kinh tế TP. Hồ Chí Minh đạt mức cao nhất trong 4 năm qua - 2

Đây cũng là nội dung chính trong số phát sóng ngày 31/7 vừa qua của chương trình “Năng động Phương Nam”, chương trình được phát sóng vào lúc 16h45 thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu hàng tuần trên kênh VTV9, Đài Truyền hình Việt Nam. Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL).

Ông Trần Phước Tường, Phó Cục trưởng Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh

Ông Trần Phước Tường, Phó Cục trưởng Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh

Cũng trong chương trình, ông Trần Phước Tường, Phó Cục trưởng Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Tăng trưởng của hàng hóa là tăng đột biến và ngành thứ hai là lữ hành đã có mức tăng trên 60 % và các hoạt động khác như khoa học công nghệ hoặc dịch vụ giáo dục có mức tăng trưởng tốt trên 6 %”. Theo Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh, tổng dư nợ đến hết tháng 6 tăng 10,2% so với cùng kỳ. Kết quả này đạt được là nhờ các chính sách, định hướng của Chính phủ tập trung giải ngân cho 5 nhóm khách hàng ưu tiên. Đặc biệt, chương trình cho vay bình ổn thị trường từ đầu năm đến nay đã giải ngân đạt 5.375 tỷ đồng.

Chương trình cũng cho thấy để kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối năm, thành phố cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách để nhanh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và giải phóng nguồn lực; sẵn sàng thực thi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, thành phố cũng cần tiếp tục đẩy mạnh hơn việc kích cầu tiêu dùng, kết nối giao thương các địa phương khác.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN