Soi Vào Xúc Cảm – Chuyện đi tìm “cái tôi” trong sự giao hoà cổ điển và hiện đại

Dám sáng tạo, vươn xa và phá cách hơn nhưng không bao giờ đánh mất chính mình. Dám sống trọn vẹn với tuổi trẻ, yêu và được yêu nhưng vẫn bảo toàn các giá trị truyền thống. Đó là tinh thần chủ đạo của bộ tranh Soi Vào Xúc Cảm.

Sự phát triển của công nghệ và những đổi mới về tư tưởng trong thời hiện đại cho phép người trẻ phá bỏ nhiều rào cản. Thế nhưng ngay nơi cánh cửa tương lai mở ra, thách thức càng trở nên rõ rệt. Bằng cách nào chúng ta có thể tìm thấy, giữ gìn và bộc lộ “cái tôi” mà không va chạm với những giá trị nền tảng của xã hội? Câu trả lời đã có và vẫn được làm sáng tỏ hơn mỗi ngày qua những thành tựu đáng kinh ngạc của thế hệ mới.

Tiếp cận tâm tư người trẻ trong xã hội hiện đại, “soi vào xúc cảm” của họ là cách tốt nhất để hàn gắn khoảng cách thế hệ. Khi nhận được đề nghị truyền tải thông điệp này vào tranh vẽ, Giám đốc Sáng tạo Dzũng Yoko đã chọn lối đi mà anh tự nhận định là “mạo hiểm”.

Tác phẩm đầu tiên anh hoàn thành lấy bối cảnh viện bảo tàng – một nhân vật giả tưởng trong tranh cổ đang cầm chiếc điện thoại và selfie. Lồng ghép cái cũ và mới theo cách hài hước, táo bạo, Dzũng Yoko muốn xoá mờ đi giới hạn trong hoạt động nghệ thuật của mình. Đúng như anh từng chia sẻ: “Tôi chia sẻ kinh nghiệm sáng tạo với các bạn trẻ và ngược lại, sự năng động của họ cũng truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều”.

Soi Vào Xúc Cảm – Chuyện đi tìm “cái tôi” trong sự giao hoà cổ điển và hiện đại - 1

Những tinh hoa cổ điển mang trong mình hơi thở của thời đại chúng ta. Một chút ngẫu hứng và táo bạo, xa xưa trở lại gần gũi hơn bao giờ hết. Trong cái dí dỏm của người trẻ, giá trị truyền thống không hề mất đi mà được đón nhận theo cách tươi mới hơn.   

Với kim chỉ nam ấy, Giám đốc Sáng tạo Dzũng Yoko cùng Tạp chí Phái đẹp ELLE đã hoàn thành loạt tranh Soi Vào Xúc Cảm – BST gồm 6 bức tranh mang theo thông điệp vừa phóng khoáng vừa gần gũi. Phương pháp thẩm mỹ chủ đạo của bộ tranh là “layer”, lồng ghép nhiều tầng lớp ý nghĩa trên một tổng thể, gây ấn tượng mạnh về thị giác. Ở đây, sự phức tạp mà tinh tế trong cách nghĩ, cảm nhận và hành động của người trẻ ngày nay được truyền tải khác hẳn với lối mòn.

Soi Vào Xúc Cảm – Chuyện đi tìm “cái tôi” trong sự giao hoà cổ điển và hiện đại - 2

Một cô gái dạo bước trên đường phố với thần thái tự tin và lôi cuốn. Nàng là ai? Nàng nghĩ gì và mong muốn gì? Hiện đại và cổ điển giao hòa, rất tế vi, mỗi phụ kiện nàng chọn đều là lời giải cho ẩn số ấy.

Soi Vào Xúc Cảm – Chuyện đi tìm “cái tôi” trong sự giao hoà cổ điển và hiện đại - 3

Trong tranh có tranh, người nghệ sĩ sống với những giấc mơ riêng mình nhưng không xa rời thực tế. Nơi nét bút lướt ngang, từng màu mực đậm nhạt và khoảng sáng tối đều là thông điệp nàng muốn âm thầm gửi tới thế giới.

Soi Vào Xúc Cảm – Chuyện đi tìm “cái tôi” trong sự giao hoà cổ điển và hiện đại - 4

Một ánh nhìn phớt qua, một nụ cười thoang thoảng. Tình cảm của nàng nhẹ nhàng và sâu thẳm, không thể hời hợt đoán mò. Phải thật chú tâm nhìn vào đáy mắt, ta mới biết nàng cất giấu yêu thương nhiều đến mức nào.

Soi Vào Xúc Cảm – Chuyện đi tìm “cái tôi” trong sự giao hoà cổ điển và hiện đại - 5

Thời gian tuyến tính, chẳng ai có tuổi trẻ hai lần. Trong cái tĩnh lặng và thư thái của nàng là nhịp sống không chờ đợi. Tích tắc, tích tắc, nàng biết dung hòa giữa nhanh và chậm. Nàng sẽ sống trọn vẹn mà không hề vội vã.

Soi Vào Xúc Cảm – Chuyện đi tìm “cái tôi” trong sự giao hoà cổ điển và hiện đại - 6

Khẳng định “cái tôi” là khẩu hiệu của thời đại này. Giữa kỷ nguyên kỹ thuật số và internet, định nghĩa phong cách cá nhân trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Dù đi tới đâu, bạn cũng mang theo chính mình, “cái tôi” không chỉ nằm trên bề mặt mà còn là sâu trong tâm hồn bạn.

Bộ tranh Soi Vào Xúc Cảm là một phần trong dự án Tôi là Reno do OPPO Việt Nam khởi xướng. Cái tên Reno được lấy từ chiếc điện thoại thông minh Reno 10x Zoom – thành quả nghiên cứu và cải tiến công nghệ đáng tự hào của OPPO. Điểm nhấn đặc biệt của sản phẩm này chính là ống kính với khả năng zoom quang học 10x, cho phép hình ảnh được phóng to mà không làm giảm chất lượng.

Reno sở hữu 3 ống kính với camera sau 48 MP, camera trước 16 MP kết hợp góc rộng tới 120 độ và một ống kính tele. Thiết kế kính tiềm vọng zoom 10x của của OPPO Reno không chỉ là đột phá công nghệ cho tầm nhìn vượt chuẩn, đây còn là cửa ngõ khơi dậy xúc cảm thẩm mỹ của người nghệ sĩ.

Soi Vào Xúc Cảm – Chuyện đi tìm “cái tôi” trong sự giao hoà cổ điển và hiện đại - 7

Thông qua bộ tranh Soi Vào Xúc Cảm cùng chiếc điện thoại Reno 10x Zoom, OPPO muốn lắng nghe những chia sẻ của các bạn về con đường tìm kiếm, khắng định “cái tôi” của người trẻ. Hơn hết, chúng tôi muốn khuyến khích các bạn tiếp tục mở rộng tư duy, không ngừng sáng tạo, dám sống – dám nghĩ – dám làm để mang lại nhiều màu sắc hơn cho thế giới.

Review thực tế Oppo Reno với camera “vây cá mập”: Sản phẩm hot nhất mùa hè

Đây là bài review về sản phẩm smartphone được chúng tôi trông đợi nhất vì OPPO Reno được xem là “ngôi sao sáng nhất”...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN