Xôn xao tòa lâu đài 400 tỷ trên đỉnh Tam Đảo của ông chủ Lạc Hồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tòa lâu đài tráng lệ 400 tỷ trên đỉnh núi Tam Đảo gây xôn xao dư luận là một phần trong dự án khu du lịch Tam Đảo của Công ty Lạc Hồng.

Năm 2019, dư luận xôn xao về tòa lâu đài tráng lệ trên đỉnh núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Theo giới thiệu, dự án được xây dựng ở đồi toàn quyền, trên nền cũ của Dinh Toàn quyền Pháp, có thể nhìn thấy từ cung đường phía dưới đi lên thị trấn Tam Đảo.

Được biết, tòa lâu đài này với tên gọi Khách sạn Lâu đài Tam Đảo với giá trị đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, là một phần trong dự án khu du lịch Tam Đảo của Công ty CP đầu tư Lạc Hồng (Công ty Lạc Hồng).

Theo tìm hiểu, Công ty Lạc Hồng được thành lập năm 2003 có trụ sở tại số 85 Lê Văn Lương (quận Thanh Xuân, Hà Nội) do ông Lê Xuân Trường làm Chủ tịch HĐQT.

Tòa lâu đài 400 tỷ tại Tam Đảo- Vĩnh Phúc. Nguồn: Lạc Hồng

Tòa lâu đài 400 tỷ tại Tam Đảo- Vĩnh Phúc. Nguồn: Lạc Hồng

Tính đến cuối năm 2015, vốn điều lệ của công ty này là 81 tỷ đồng, trong đó, Chủ tịch Lê Xuân Trường sở hữu 41,56% vốn điều lệ.

Hai cổ đông lớn khác cùng nắm giữ 10% vốn của Lạc Hồng là Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp) và ông Trần Văn Nghĩa - Thành viên HĐQT.

Tháng 5/2015, Hancorp quyết định bán đấu giá toàn bộ 810.000 cổ phần, "rút chân" khỏi Lạc Hồng.

Ngoài tòa lâu đài này, tại Tam Đảo công ty Lạc Đồng còn triển khai hàng loạt dự án bất động sản có vốn đầu tư hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng, rải rác ở khắp các tỉnh thành như: Dự án Belvedere Resort Tam Đảo 270 tỷ đồng; Dự án Khu du lịch Tam Đảo hơn 900 tỷ đồng; Khu đô thị chùa Hà Tiên 6ha, tổng mức đầu tư 280 tỷ đồng; Dự án chung cư Lạc Hồng Lotus NO1-T5 1.300 tỷ đồng; Dự án khu nhà ở Khai Quang 7,3ha với tổng mức đầu tư 585 tỷ đồng; Dự án Lạc Hồng West Lake, Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Serena Resort (300 tỷ đồng)...

Đáng chú ý, nhiều dự án do Công ty Lạc Hồng triển khai thu hút sự chú ý của dư luận khi liên tiếp gặp các vấn đề. Cuối năm 2018, cư dân tại dự án tổ hợp chung cư cao cấp N01 T5 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã tố cáo chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, tự ý điều chỉnh, cắt bớt hạng mục cửa thang máy, không thông báo đến khách hàng.

Cũng trong năm 2018, Khu tổ hợp dịch vụ cao cấp huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Khu nhà ở dịch vụ hai bên đường trục chính khu trung tâm lễ hội Tây Thiên (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc); Khu đô thị mới chùa Hà Tiên giai đoạn 2, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc cũng bị phản ánh thi công trước, xin cấp giấy phép sau…

Sang năm 2019, một loạt dự án doanh nghiệp này làm chủ đầu tư rơi vào tầm ngắm thanh tra năm 2019 của bộ Xây dựng như: dự án Tổ hợp chung cư cao cấp N01 T5 (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội); Chung cư phục vụ cán bộ viên chức quận Tây Hồ và các cơ quan của TP (quận Tây Hồ, Hà Nội); Khu nghỉ dưỡng Kim Bôi (Hòa Bình); Chung cư Quảng Ninh (TP.Hạ Long, Quảng Ninh); Khu ẩm thực tại trung tâm thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc);...

Về tình hình kinh doanh, sau khi Hancorp thoái vốn (2016), Lạc Hồng đã ghi nhận những chuyển biến tích cực về kết quả hoạt động kinh doanh.

Năm 2016, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty lần lượt đạt 720,8 tỷ đồng và 11,5 tỷ đồng.

Doanh thu của Lạc Hồng tiếp tục tăng trưởng vào năm 2017, đạt 1.084 tỷ đồng, cao gấp rưỡi so với 2016, lãi sau thuế lên tới 206,5 tỷ đồng.

Hai năm sau đó, mặc dù doanh thu của Lạc Hồng có xu hướng giảm (lần lượt 1.023 tỷ đồng và 845 tỷ đồng), tuy nhiên biên lợi nhuận vẫn tiếp tục được cải thiện khi lãi sau thuế cao hơn các năm trước đó, lần lượt ở mức 231 tỷ đồng và 287,8 tỷ đồng (tương ứng với biên lợi nhuận 22,6% và 34%).

Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Lạc Hồng đạt mức 3.723 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng lên 786 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Vợ những tỷ phú USD của Việt Nam sở hữu khối tài sản lớn cỡ nào?

Dù kín tiếng với giới truyền thông nhưng vợ của những tỷ phú USD Việt Nam cũng đang sở hữu khối tài sản rất lớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Hiền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN