Vừa bắt tay tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Masan tiếp tục "thâu tóm" các nhãn hàng lớn

VN-Index vừa có phiên giảm điểm nhẹ với việc một số cổ phiếu vốn hóa lớn giảm điểm mạnh.

Phiên giao dịch 24/12 khép lại với những biến động trái chiều của các chỉ số. Theo đó, VN-Index đóng cửa giảm 0,55 điểm (0,06%) xuống 958,88 điểm; trong khi HNX-Index tăng 0,1% lên 102,45 điểm và UPCom-Index tăng 0,46% lên 55,74 điểm.

Giao dịch khối ngoại là điểm sáng khi tiếp tục mua ròng gần 80 tỷ đồng trên toàn thị trường. Lực mua của khối ngoại tập trung vào các Bluechips như E1VFVN30 (60,6 tỷ đồng), VNM (31,6 tỷ đồng), HPG (12,6 tỷ đồng), MSN (7,9 tỷ đồng)…

VN-Index đóng cửa giảm 0,55 điểm (0,06%) xuống 958,88 điểm.

VN-Index đóng cửa giảm 0,55 điểm (0,06%) xuống 958,88 điểm.

Trong phiên này, độ rộng thị trường nghiêng về phía tăng giá với 253 mã tăng. Tuy nhiên cũng không chênh lệch nhiều bởi cũng có đến 248 mã giảm giá. Có 44 mã cổ phiếu tăng trần và 33 mã giảm sàn.

Đóng góp nhiều nhất cho thị trường là nhóm "ông lớn" MSN, VNM, GAS.... khi đóng góp cho VN-Index lần lượt 1,04; 0,3; 0,28 điểm.  Ở chiều ngược lại là nhóm VCB, BVH, SAB, MBB... khi lấy mất 0,96; 0,5; 0,29 điểm.

Trong những phiên trước, MSN là tội đồ của thị trường thì trong phiên này lại là yếu tố bất ngờ chống đỡ đà giảm của chỉ số. Kết thúc phiên, MSN tăng mạnh tới 2.900 đồng (tương đương 5,62%) lên mốc 54.500/cổ phiếu.

Đây được cho là mức tăng đáng mừng khi liên tiếp 3 phiên trước đó MSN giảm mạnh với phiên giảm mạnh nhất lên tới 6,18%.

Ngay sau khi thông tin sáp nhập hệ thống Vinmart, cổ phiếu MSN liên tục giảm giá mạnh. Tính chung 1 tháng MSN đã "bay" mất 22,7% giá trị.

Masan muốn mua lại hãng bột giặt Việt 50 năm tuổi.

Masan muốn mua lại hãng bột giặt Việt 50 năm tuổi.

Được biết, sau khi bắt tay tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đại gia Masan Nguyễn Đăng Quang lại có động thái mới. Theo đó, CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer - Mã: MCH) vừa công bố, Masan HPC, một công ty thành viên vừa được thành lập thuộc ngành hàng chăm sóc cá nhân và gia đình đã đưa ra đề nghị chào mua công khai lên đến 60% cổ phần của CTCP Bột giặt Net (NETCO).

Giá chào mua phía Masan đưa ra là 48.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, hãng bột giặt Việt 50 năm tuổi được định giá khoảng 46 triệu USD, hệ số giá trên thu nhập (P/E) xấp xỉ 19.

Hiện cổ phiếu của công ty NETCO đang được giao dịch trên sàn HNX. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/12, cổ phiếu của NETCO tăng trần với tức tăng kỉ lục 10% lên mức giá 42.900 đồng/cổ phiếu. Mức giá này tương ứng giá trị vốn hóa khoảng 38 triệu USD.

Phía Masan khẳng định việc mua lại NETCO nhất quán với chiến lược 5 năm của doanh nghiệp nhằm mở rộng danh mục sản phẩm. "NETCO là điểm khởi đầu chiến lược để Masan xây dựng nền tảng đa dạng hóa các sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình", thông cáo báo chí của Masan nêu.

Masan cho biết giao dịch này phụ thuộc vào các phê duyệt của cơ quan chức năng và quy định của công ty. Giao dịch ​​dự kiến hoàn thành trong 2 tháng theo quy định chào mua.

Công ty Bột giặt NET được thành lập vào năm 1968, là một trong các doanh nghiệp nội địa lớn về sản phẩm chăm sóc gia đình tại thị trường Việt Nam. Hai thương hiệu bột giặt phổ biến nhất của công ty là NET và NETSOFT. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) hiện nắm quyền chi phối NETCO với 51% cổ phần.

Soi khối tài sản khổng lồ của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Với thị giá cổ phiếu VIC trên thị trường ở mức 115.800 đồng, giá trị khối tài sản của vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN