Vỏ bọc khó ngờ của những "nữ doanh nhân" bán hàng online: Ham rẻ, nhiều người mất tiền tỷ

Ngày nay, việc mua bán online trở nên phổ biến, tuy nhiên có không ít đối tượng lợi dụng hình thức kinh doanh này để lừa đảo, chiếm đoạt tiền tỷ. 

Bằng những thủ đoạn mua bán tinh vi như bán hàng xịn rẻ được một nửa, thậm chí một phần mười giá trị thật, rao bán hàng chính hãng nhưng đăng thông tin mập mờ,... những “thánh lừa” này đã khiến cho nhiều khách hàng phải ngậm đắng nuốt cay. 

Đánh trúng tâm lý ham của rẻ, Ngân "gốm" chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an huyện Gia Lâm đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam Đỗ Thị Kim Ngân (SN 1985, trú tại Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội).

Theo đó, do không có công việc ổn định, Đỗ Thị Kim Ngân (hay còn gọi là Ngân "gốm") thường xuyên lên mạng xã hội đăng bán các sản phẩm, hàng hóa dưới tên “Ngân Paula”, “Ngân Gốm”… nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người đặt mua hàng.

Thủ đoạn của Ngân "gốm" là rao bán các sản phẩm với trị giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế

Thủ đoạn của Ngân "gốm" là rao bán các sản phẩm với trị giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế

Thủ đoạn của Ngân "gốm" là rao bán các sản phẩm với trị giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế, lợi dụng sự cả tin và hám rẻ của người mua hàng. Ngân cũng bỏ tiền để chạy quảng cáo trên Facebook khiến cho những món hàng thường xuyên hiện lên trang của những tín đồ mua sắm.

Có khách đặt hàng, Ngân thường yêu cầu người mua hàng chuyển tiền trước và thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của họ. Khi có người mua hàng chuyển tiền vào tài khoản, Ngân liền chặn liên lạc với họ và không chuyển hàng hóa cho người mua hàng như thỏa thuận.

Tại cơ quan điều tra, Ngân "gốm" khai nhận đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng với số tiền khoảng gần 250 triệu đồng.

Chị Phạm Thị L. (trú tại Thái Bình) - một trong những bị hại bị Ngân chiếm đoạt tiền khi mua hàng online kể lại, qua mạng xã hội Facebook, chị thấy Ngân đăng bán những món hàng đẹp, giá hợp lý, chị thấy tin tưởng nên đã đặt mua 1 loa đồng cổ và 2 bộ ấm chén Bát Tràng với tổng giá tiền 20 triệu đồng. Do Ngân nói hàng thuộc loại hiếm có khó tìm nên phải chuyển tiền trước mới gửi hàng nên chị L. đã chuyển trước cho Ngân 15 triệu đồng.

Ngay sau đó, vì phát hiện Ngân "gốm" báo giá cho người khác chiếc loa ấy là 12,5 triệu chứ không phải 15 triệu đồng nên chị L. nhắn lại với Ngân là mình không lấy chiếc loa ấy nữa. Ngân nói sẽ chuyển lại tiền cho chị nhưng mãi không thấy. Chị L. bức xúc tố cáo Ngân lừa đảo lên mạng thì lập tức bị chửi mắng và chặn liên lạc.

Hotgirl "hàng hiệu" chuyên lừa đảo tiền đặt cọc

Đầu tháng 5, hotgirl "hàng hiệu" Trần Nguyễn Diệp Anh (sinh năm 2003, trú tại xã Chiềng Cơi, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) bị bắt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cưỡng đoạt tài sản. Với mánh khóe tinh vi, Diệp Anh đã đưa được hàng chục khách hàng vào bẫy với số tiền hàng tỷ đồng.

Vỏ bọc khó ngờ của những "nữ doanh nhân" bán hàng online: Ham rẻ, nhiều người mất tiền tỷ - 2

Trang Facebook cá nhân của Diệp Anh chuyên bán hàng hiệu đã làm điên đảo phái nữ là tín đồ hàng hiệu. Những chiếc túi xách, những đôi giày lên tới cả chục triệu đồng, lại được giảm giá hấp dẫn... thu hút nhiều chị em theo dõi, mua sắm.

Từ tháng 5/2020, cô nhập những chuyến hàng đầu tiên về để lấy lòng tin của người mua hàng, cũng như các mối làm ăn tiếp theo. Nhưng sau đó, hoạt động bán hàng của cô có dấu hiệu sa sút. Lúc này, Diệp Anh nghĩ đủ mọi cách để lấy lại thương hiệu cũng như uy tín của mình bằng cách thuê người chạy quảng cáo, tăng lượt tương tác, tăng view trên Facebook. Nạn nhân Diệp Anh nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin, những người có điều kiện về kinh tế có nhu cầu mua những món hàng hiệu "xách tay" mà lại ham hàng giảm giá.

Nạn nhân còn là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, có nhu cầu bán hàng online nhập sỉ hàng hiệu để kiếm thêm thu nhập. 

Diệp Anh sử dụng tài khoản ngân hàng để nhận tiền đặt cọc mua hàng của khách nhưng không giao hàng cho họ. Với mánh khóe tinh vi, "hot girl" hàng hiệu đã đưa được hàng chục khách hàng vào bẫy lừa, chiếm đoạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Nữ quái bán hàng online lừa đảo gần 600 triệu bằng Facebook giả

Sử dụng mạng xã hội để bán các mặt hàng Socola, bánh, kẹo,… Trần Thị Bích Nhân (26 tuổi) ở TP. HCM đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 600 triệu đồng.

Theo cơ quan công an, lợi dụng nhu cầu mua bán hàng hóa online tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 nên đầu tháng 12/2020, Nhân lên mạng xã hội tìm mua 22 tài khoản facebook có lượng lớn bạn bè theo dõi, đã bị hack. Sau đó, cô dùng 2 tài khoản này để đăng bán các mặt hàng Socola, bánh kẹo, quần áo ngoại nhập có thương hiệu chất lượng cao, thậm chí rao bán khẩu trang y tế phòng, chống dịch Covid-19… vào các hội nhóm bán hàng qua mạng xã hội facebook để săn tìm “con mồi”.

Vỏ bọc khó ngờ của những "nữ doanh nhân" bán hàng online: Ham rẻ, nhiều người mất tiền tỷ - 3

Do mất cảnh giác, một nạn nhân ở thành phố Quảng Ngãi đã sập bẫy và bị chiếm đoạt số tiền gần 600 triệu đồng. 

Thủ đoạn của Nhân rất tinh vi. Khi nạn nhân "dính câu", Nhân liên tục hối thúc nạn nhân chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng của những người mua bán tiền điện tử Win để họ chuyển vào ví tiền điện tử của Nhân nhằm xóa dấu vết tội phạm. Sau đó, Nhân rao bán lại số tiền điện tử này thông qua sàn giao dịch Wefinex để rút ra tiền Việt Nam đồng để chiếm đoạt.

Sau khi “ăn chặn” được số tiền đó, Nhân khóa tạm thời 2 tài khoản Facebook nên việc xác minh, làm rõ đối tượng này gặp nhiều khó khăn.

Cẩn thận với những chiêu lừa khi mua hàng online

Hiện nay trên các trang mạng xã hội có rất nhiều kiểu mua sắm online như: mua hàng theo hình thức chuyển khoản trước rồi gửi hàng, hàng order giá rẻ,…Trong đó, việc mua hàng order là chiêu thức lừa đảo được áp dụng nhiều nhất và cũng nhiều người bị "sập bẫy" nhất. Thông thường, đó là những món hàng xách tay, hàng hiệu, hàng hiệu giảm giá, những món hàng không bán ở Việt Nam… có giá trị lớn. 

Do vậy, lợi dụng tâm lý của người tiêu dùng thích dùng đồ "sang - xịn" nhưng giá rẻ, nhiều đối tượng với chiêu trò quảng cáo, mời chào hấp dẫn và thu hút số lượng lớn người sử dụng mạng xã hội trao đổi, mua bán trên nền tảng này. Nếu người mua thiếu cảnh giác, ham đồ "chất" nhưng "rẻ" thì sẽ rất dễ sa vào bẫy của bọn chúng. 

Bất ngờ loại mít lạ ở Việt Nam bổ ra ăn ngay như dưa hấu, mỗi quả giá 1 triệu, thu tiền tỷ dễ dàng

Loại mít không mủ, không hạt, không xơ, bổ ra có thể ăn ngay như dưa hấu đang "gây bão" cộng đồng mạng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hường Nguyễn (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN