Tràn lan website thương mại điện tử bán hàng giả, hàng nhái: Liệu có nhờn luật?

Lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều “gian thương” trên các trang mạng đã tranh thủ bán các mặt hàng đang được nhiều người quan tâm như khẩu trang, nước rửa tay,… mà bất chấp chất lượng sản phẩm, vi phạm pháp luật.

Shop bán hàng online tràn ngập thông tin rao bán khẩu trang

Shop bán hàng online tràn ngập thông tin rao bán khẩu trang

Chỉ cần gõ từ khóa “nước rửa tay”, “khẩu trang kháng khuẩn”,… người mua có thể tìm thấy hàng nghìn địa chỉ cung cấp, hàng sản xuất tại Việt Nam cũng có và hàng nhập khẩu cũng nhiều. Tuy nhiên, vấn đề chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thì phần lớn người mua xác định “tin nhau là chính”.

Hồi đầu tháng 2, một hệ thống siêu thị ở Việt Nam đưa ra cảnh báo sản phẩm nước rửa tay mang nhãn hiệu riêng của hệ thống này đã bị làm nhái và đang được bày bán công khai trên mạng xã hội lợi dụng tâm lý phòng dịch bệnh nCoV.

Theo đại diện nhà bán lẻ này, hiện nay siêu thị vẫn trong tình trạng đặt hàng nhà cung cấp và chưa có đợt hàng mới, nhiều điểm bán không còn hàng sẵn để đưa lên kệ. Tuy vậy, trên mạng xã hội, người bán vẫn đang rao bán tràn lan sản phẩm gel rửa tay nhái thương hiệu Choicel của nhà bán lẻ này.

"Thẻ kháng khuẩn diệt virus” nhập khẩu được rao bán trên nhiều trang mạng 

"Thẻ kháng khuẩn diệt virus” nhập khẩu được rao bán trên nhiều trang mạng 

Tương tự, trong mấy ngày gần đây nhiều trang mạng đồng loạt đăng tải thông tin bán “thẻ kháng khuẩn diệt virus” nhập khẩu Nhật Bản, Hàn Quốc. Các đối tượng đã rao bán trên mạng xã hội và quảng cáo khi đeo thẻ này có tác dụng làm sạch không khí xung quanh, ngăn chặn vi khuẩn, virus có hại như virus Corona.

Thẻ đeo chống virus nhập khẩu được rao bán tràn lan

Thẻ đeo chống virus nhập khẩu được rao bán tràn lan

Mặc dù Bộ y tế đã cảnh báo người dân đây chỉ là cách phòng virus corona mơ hồ từ cư dân mạng. Người dân nên cảnh giác kẻo "tiền mất, tật mang" vì khi đeo loại thẻ này mà chủ quan, lơ là phòng bệnh bằng các biện pháp đã được khuyến cáo.

Được biết, trước đó cửa hàng SSS Momcare (kinh doanh mặt hàng sữa, bỉm, đồ chơi trẻ em, đồ dùng trẻ em…) có địa chỉ tại 193 Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, do bà Trần Phương Ngọc làm chủ kinh doanh có dấu hiệu buôn bán hàng lậu, vi phạm một số quy định về tem, nhãn… Tháng 11/2019, Cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã tiến hành xác minh sự việc, phát hiện bà Ngọc kinh doanh hàng hóa là thực phẩm, thực phẩm chức năng ( 395 sản phẩm gồm hoa quả nghiền, sữa, bột ăn dặm, Vitamin các loại) nhập lậu.

Đội đã xử phạt hành chính số tiền là 15.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 395 sản phẩm và thực phẩm chức năng nói trên có trị giá: 28.220.000 đồng.

Cũng vẫn cửa hàng này, năm 2018 đã bị xử phạt về hành vi: Kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh; kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có tới 64 triệu người sử dụng internet, tăng trưởng TMĐT trung bình những năm qua là 25 - 30%. Riêng năm 2018, tốc độ tăng trưởng TMĐT Việt Nam đạt mức 30% với tổng doanh thu bán lẻ đạt 8,06 tỷ USD. Đây chính là “mỏ vàng” cho hàng giả, hàng nhái khai thác nếu các cơ quan chức năng không có biện pháp hiệu quả hơn để quản lý.

Nói về thực trạng này, bà Phạm Thị Minh Huyền - Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) cho biết, trong năm 2020 Bộ Công Thương sẽ chủ trì sửa đổi Nghị định 52 về thương mại điện tử theo hướng tăng chế tài xử phạt với website, sàn thương mại điện tử vi phạm bán hàng giả, hàng nhái. Động thái này nhằm siết chặt hơn hoạt động kinh doanh với mục tiêu các sàn sẽ chỉ 'bán hàng chính hãng đến người dùng'.

Cơ quan này đã thiết lập kênh tiếp nhận phản ánh từ người tiêu dùng khi mua hàng trên sàn thương mại điện tử. "Ngoài kiểm tra đột xuất, cơ quan quản lý có thể rút giấy phép hoạt động của website thương mại điện tử vi phạm", bà Huyền nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Chi ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN