Thủ tướng: Giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp trong tâm dịch Covid- 19

Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng trong bối cảnh hiện nay vừa phải tập trung chống dịch nhưng vẫn phải đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Sáng 26/2, Tổng cục Thuế đã tổ chức hội nghị Công bố hoàn thành kế hoạch triển khai thành lập Chi cục Thuế khu vực thuộc 63 Cục Thuế tỉnh, thành phố. Tham dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình.

Thủ tướng cho biết, dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra đang tác động không nhỏ tới kinh tế, xã hội.

Thủ tướng cho biết, dịch viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra đang tác động không nhỏ tới kinh tế, xã hội.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương thành tích ấn tượng của ngành thuế trong việc sắp xếp bộ máy, thành lập Chi cục Thuế khu vực. Theo Thủ tướng, ngành thuế đã thực hiện quyết liệt, bài bản, đồng bộ và hoàn thành mục tiêu đề ra trước gần 1 năm.

Theo Thủ tướng, cả nước đang triển khai quyết liệt các giải pháp điều hành phát triển kinh tế-xã hội theo các Nghị quyết của Chính phủ đã đề ra ngay từ đầu năm. Nhất là trong bối cảnh phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra. Ngành Thuế đã thực hiện tốt công tác tinh gọn bộ máy trong bối cánh này có thể thấy được nỗ lực, sự quyết tâm phấn đấu của ngành.

“Đây là một điển hình, các ngành khác trong Bộ Tài chính và các ngành trong Trung ương có thể học tập để tinh giản bộ máy, nhưng vẫn đảm bảo nhiệm vụ chính trị được giao. Việc sắp xếp tinh gọn này là vượt mức và toàn diện, chứ không phải chỉ là con số giảm được bao nhiêu. Ngành thuế đã có lộ trình, bước đi chặt chẽ,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét.

Cũng theo Thủ tướng, thời gian gần đây chúng ta chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ nhanh chóng quyết liệt trong cải cách hành chính về thuế, tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Với nỗ lực cải cách đó, chỉ số nộp thuế đã tăng 22 bậc trong Báo cáo môi trường kinh doanh do Ngân hàng Thế giới công bố, đưa Việt Nam từ vị trí thứ 131 lên xếp thứ 109 trong tổng số 190 quốc gia được đánh giá. Đồng thời, theo khảo sát, đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mức độ hài lòng của người nộp thuế đã tăng từ 75% năm 2016 lên 78% năm 2019, tăng 3 điểm %.

Thủ tướng cũng biểu dương ngành thuế trong việc quản lý thu ngân sách nhà nước, riêng năm 2019 toàn ngành thuế đã thu đạt 1,27 triệu tỷ đồng, vượt 9,3% dự toán giao; Thủ tục thu thuế, nộp thuế có nhiều tiến bộ góp phần tăng bậc môi trường kinh doanh của Việt Nam thêm 22 bậc…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả mà ngành Thuế đã đạt được, Thủ tướng cũng chỉ ra nhiều hạn chế. Đó là tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực vẫn còn xảy ra mà dư luận đã phản ánh trong thời gian qua cũng như các khiếu nại của doanh nghiệp; kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm, vẫn còn hiện tượng cán bộ vi phạm phải xử lý.

Đáng chú ý, Thủ tướng cho rằng vẫn còn tình trạng trên nóng dưới lạnh. Vẫn còn một số cán bộ ngành thuế nhũng nhiễu, thờ ơ, chưa mạnh dạn đề xuất tháo gỡ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân.

 “Tôi lưu ý là cần có biện pháp mạnh mẽ để dẹp bỏ sự thờ ơ này đối với người dân, doanh nghiệp. Phải kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm, thoái hóa biến chất. Công tác cán bộ ở ngành thuế từ Tổng cục, Cục, Chi cục phải làm bài bản, chặt chẽ. công khai, minh bạch, công tâm, khách quan”, Thủ tướng yêu cầu.

Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng cho biết, dịch viêm đường hô hấp cấp do covid-19 gây ra đang tác động không nhỏ tới kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm không lùi bước trong phòng, chống dịch, quyết tâm đổi mới, Chính phủ không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, nỗ lực triển khai nhiệm vụ theo Nghị quyết đã đề ra.

Chính vì vậy, nhiệm vụ kép của Chính phủ là vừa chống dịch và vừa phát triển kinh tế - xã hội. Hiện Việt Nam là một nước bước đầu rất thành công trong kiểm soát dịch bệnh do virus Corona (Covid-19), và mọi hoạt động xã hội vẫn diễn ra bình thường. Song vì tính mạng, sức khỏe người dân, Chính phủ vẫn quyết định thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để hạn chế tập trung đông người, nhất là kiểm soát và cách ly y tế đối với những người đến và đi qua vùng dịch. Việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp nhiều đến du lịch, hàng không và một số ngành khác. Vì thế cần có chính sách để Chính phủ có thể thực hiện được mục tiêu kép vừa kiểm soát dịch bệnh vừa bảo đảm sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách giãn, hoãn tiền thuế, chậm nộp phù hợp nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Trong thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp được các nước thực hiện như chậm nộp, hoãn nộp, giãn nộp thuế để tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng do Covid-19 gây ra.

Lộ diện chủ sở hữu DN có vốn khủng 144 nghìn tỷ, bằng 4 ngân hàng quốc doanh cộng lại

Mặc dù có số vốn đăng ký “khủng” nhưng USC Interco chỉ có 3 cổ đông sáng lập đều là người Việt Nam

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Chính sách thuế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN