Thay đổi thời hạn giấy phép lái xe: Tiêu tốn hàng nghìn tỷ?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Vì sao các chuyên gia đề nghị nên hết sức cân nhắc trong việc thay đổi thời hạn giấy phép lái xe (GPLX, bằng lái)?

Người dân ngồi chờ làm thủ tục đổi bằng lái xe tại Tổng cục Ðường bộ. Ảnh: Ðức Anh

Người dân ngồi chờ làm thủ tục đổi bằng lái xe tại Tổng cục Ðường bộ. Ảnh: Ðức Anh

Mất hàng nghìn tỷ cho chu kỳ đổi bằng 5 năm

Trao đổi với Tiền Phong, Tiến sĩ Trần Hữu Minh- Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho hay, việc cấp GPLX có thời hạn là đúng và cần thiết. Nhân tố con người là rất quan trọng, nên để bảo đảm an toàn thì cần nắm được thực trạng lái xe, đặc biệt khi người lái có trải qua những mốc thay đổi lớn về thời gian và sức khỏe, địa chỉ…

“Vấn đề cần bảo đảm là quy trình cấp đổi phải thật đơn giản, chi phí tiền bạc và thời gian gần như không đáng kể. Ở nhiều quốc gia người dân sẽ nhận được bằng thông báo hết hạn và chỉ cần điền thông tin, ảnh mới vào mẫu.. là sẽ nhận được bằng mới”, ông Minh nói.

Tiến sĩ Trần Hữu Minh 

Tiến sĩ Trần Hữu Minh 

Về thời hạn của bằng, TS Minh cho biết, phần lớn các quốc gia áp dụng thời gian 10 năm để cân bằng nhu cầu thông tin về quản lý và chi phí xã hội của người dân. Bởi vậy nếu đề xuất 5 năm thì cần có đánh giá tác động thật cụ thể; lượng hóa rõ lợi ích và chi phí, khi có đủ căn cứ cụ thể thì mới đưa vào luật.

Theo tính toán của TS Trần Hữu Minh, nếu chỉ 10 triệu GPLX mỗi người mất 4 tiếng đổi thì với mức GDP như hiện nay, riêng hao phí thời gian của người dân đã là 1.000 tỷ. Cụ thể, lấy thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay khoảng 3.000 USD/năm (tương đương 69 triệu đồng/năm) chia cho 350 ngày làm việc một năm, chia tiếp cho 8 tiếng làm việc trong một ngày thì mỗi giờ làm việc của người Việt hiện có giá trị khoảng gần 25.000 đồng.

Để đổi bằng, mỗi người mất khoảng 4 giờ, tương đương 100.000 đồng/lần đổi, nhân với khoảng 10 triệu bằng lái ô tô sẽ tốn khoảng 1.000 tỷ đồng. “Phương án tính như vậy chưa bao gồm chi phí xăng xe đi lại, tiền phí đổi cấp bằng, hao phí máy móc, nếu tính đủ, con số ước lượng khoảng 4.500 tỷ trong một chu kỳ đổi bằng 5 năm” - tiến sỹ Minh phân tích.

Không nên thay đổi

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng “Dự thảo mới của Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định chung về thời hạn GPLX là 5 năm cho các hạng là sự thay đổi rất nhiều so với quy định hiện hành. Mỗi khi có sự điều chỉnh những quy định đã đi vào cuộc sống cần phải có nghiên cứu sâu, đầy đủ, toàn diện hơn. Cần lấy ý kiến của Bộ GTVT, Bộ Y tế, tham khảo thực tế từ các quốc gia có điều kiện tương tự nước ta để có căn cứ khoa học, thực tiễn cho phù hợp. Nếu chưa có điều kiện nghiên cứu nên duy trì quy định hiện hành đã được người dân, xã hội chấp nhận” - ông Quyền nói.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Văn Thanh nhìn nhận “Rút ngắn thời hạn đổi bằng lái xe có vẻ là quan tâm đến người dân nhưng lại giống như hành dân. Việc quan trọng hiện nay là quản lý đội ngũ lái xe trên đường, xử lý vi phạm quyết liệt, nghiêm minh chứ không phải đưa ra những thủ tục trên” - ông Thanh cho hay.

“Thời hạn GPLX chỉ là một vấn đề. Quan trọng hơn là luật hóa các quy định để bắt buộc cập nhật thông tin về người lái và địa chỉ, chuẩn bị các nền tảng trong đó có hệ dữ liệu về địa chỉ, hệ thống tiếp nhận thông tin và tổ chức thực hiện hiệu quả. Khi làm được như vậy, cơ quan quản lý có thể có thông tin mới nhất mà không chờ tới đổi bằng, có như vậy thì quản lý mới tốt, phạt nguội mới hiệu quả”.   TS Trần Hữu Minh

Nguồn: [Link nguồn]

Mỗi năm các cảng biển Việt Nam thất thu 1 tỷ USD phí bốc dỡ container

Do một số loại giá dịch vụ cảng biển của Việt Nam thấp hơn các biển trong khu vực, đặc biệt phí bốc, dỡ container,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN