Thánh địa “đốt tiền” của Singapore trở nên hoang lạnh vì dịch bệnh

Đường Orchard – thiên đường mua sắm nổi tiếng từng đông đúc du khách - đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Tình trạng cách ly xã hội khiến con đường này trở nên hoang tàn không còn người mua sắm.

Chỉ cần bước tới con đường Orchard bạn cũng có thế thấy được toàn bộ bức tranh mà đại dịch Covid-19 đã gây ra đối với hoạt động thương mại mua sắm nổi tiếng của Singapore.

Những nhà hàng nổi tiếng như Modesto buộc phải đóng cửa vào tháng trước sau 23 năm hoạt động. Sự biến mất của du khách Trung Quốc và quốc tế - thường chen chúc mua sắm tại các cửa hàng Chanel và Louis Vuitton ở đây - khiến đại lộ này trở nên hoang lạnh dù từng là nơi tiêu tiền của cả giới thượng lưu cũng như du khách bình dân.

Các trung tâm dọc theo quãng đường dài 2,4 km, từng là một trong những trung tâm mua sắm hàng đầu châu Á, giờ đây lác đác người bên cạnh các cửa hàng trống rỗng. Nhân viên nhiều cửa hàng quá nhàn rỗi, chỉ ngồi chơi hoặc nghịch điện thoại di động.

Thánh địa mua sắm giờ vắng bóng người do dịch bệnh bùng phát (Nguồn: Bloomberg)

Thánh địa mua sắm giờ vắng bóng người do dịch bệnh bùng phát (Nguồn: Bloomberg)

“Đây là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất với cả Singapore và đường Orchard”, SCMP dẫn lời bà Kiran Assodani, chủ một cửa hàng may đã hoạt động 35 năm. Cửa hàng này chứng kiến doanh số lao dốc 90% kể từ khi dịch bệnh bùng phát. “Tôi không biết liệu cửa hàng có thể vượt qua cơn bão này không”, bà than thở.

Sự bất ổn trên con đường Orchard là một mô hình thu nhỏ của bức tranh thảm cảnh trên toàn đất nước. Sau thành công ban đầu của Singapore trong việc ngăn chặn đại dịch, một ổ dịch khác bùng phát ở hàng loạt khu ký túc xá của lao động nước ngoài. Singapore buộc phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội thêm 2 tháng, khiến cho nền kinh tế rơi vào suy thoái tồi tệ nhất.

Nền kinh tế của đảo quốc sư tử bị đẩy vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử. Hạn chế hoạt động du lịch toàn cầu đang cướp đi của Singapore khoảng 20 tỷ đô la doanh thu du lịch và thị trường nội địa quá nhỏ để bù đắp sự thiếu hụt.

Đường Orchard trở thành trung tâm mua sắm hào nhoáng với cửa hàng bách hóa đầu tiên vào năm 1958 thu hút du khách khắp châu Á.

Sự phát triển của đường Orchard song hành với quá trình Singapore vươn lên thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới. Nhưng giờ, đường Orchard phơi bày toàn bộ tình trạng khó khăn và tê liệt của nền kinh tế Singapore.

Robert Chua, quản lý một cửa hàng ở Far East Plaza, cho hay ông chỉ có thể trụ lại khoảng 2 tháng nữa. Ông từng kiếm được 18.000 USD mỗi tháng từ bán vali và túi cho khách du lịch Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. Nhưng giờ, doanh số mỗi ngày đạt 300 USD đã là rất khả quan. Có nhiều ngày, cửa hàng ông không một bóng khách.

“Đường Orchard chỉ có thể tìm lại vinh quang đã mất khi du lịch quốc tế phục hồi hoàn toàn, nền kinh tế gượng dậy và người dân sẵn sàng chi tiêu. Cùng với đó, đường Orchard phải cung cấp những trải nghiệm độc đáo hơn thay vì chỉ mua sắm”, chuyên gia Wong King Yin thuộc Đại học Công nghệ Singapore cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Covid-19 trở lại, ”ông lớn” hàng không Việt Nam sẽ bán đi 9 tàu bay thay vì 3 chiếc

Sự hưng phấn trên thị trường tiếp tục kéo dài với phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp cùng thanh khoản tăng ở mức khá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN