Tài sản của các tỷ phú Việt Nam biến động như thế nào sau một năm?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trải qua một năm với nhiều biến cố khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, giá trị tài sản của các tỷ phú Việt Nam đều thay đổi mạnh.

Đầu năm 2020, thị trường chứng khoán trải qua giai đoạn lao dốc và rơi xuống đáy vào cuối tháng 3 khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu vì lo ngại diễn biến dịch bệnh COVID-19. Cũng vì thế mà giá trị tài sản của các đại gia Việt Nam bốc hơi hàng trăm triệu USD.

Theo số liệu của Forbes, đầu tháng 4/2020, Việt Nam có 4 tỷ phú USD do tài sản của ông chủ Masan xuống dưới mốc 1 tỷ USD. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long vắng mặt trong nhóm tỷ phú.

Tuy nhiên, sau khi trải qua cơn khủng hoảng, chứng khoán trong nước bắt đầu đà hồi phục ấn tượng. Không ít mã chứng khoán có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc so với thời điểm đầu năm. Điều này khiến cho tài sản trên sàn chứng khoán của các đại gia Việt tăng lên vượt bậc.

Năm 2020 kết thúc, danh sách những tỷ phú Việt Nam giàu nhất hành tinh vừa được “chốt” với những gương mặt cũ. Theo số liệu cập nhật của Forbes tại ngày 31/12/2020, Việt Nam đang có 6 đại diện trong danh sách này. 

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đứng đầu danh sách tỷ phú Việt.

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đứng đầu danh sách tỷ phú Việt.

Trong năm 2020, dù cổ phiếu VIC giảm nhẹ từ 115.000 đồng/CP xuống 108.500 đồng/CP nhưng vị trí số 1 của Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng không hề lung lay vì giá trị tài sản vượt xa các tỷ phú còn lại, ở mức 6,8 tỷ USD.

Ông chủ Vingroup được Forbes xếp hạng là người giàu thứ 356 trên thế giới.

Bà chủ Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo

Đứng ở vị trí thứ hai là bà Nguyễn Thị Phương Thảo với 2,5 tỷ USD. Tương tự ông Vượng, giá trị tài sản của bà Thảo cũng thấp hơn con số cùng kỳ năm trước khoảng 200 triệu USD.

Cổ phiếu của Vietjet cũng như Vingroup hiện vẫn chưa hồi phục lại về mức cuối năm 2019. Năm 2020, cổ phiếu VJC của Vietjet giảm nhẹ từ 146.200 đồng/cp xuống 125.000 đồng/cp. Vì vậy, tại thời điểm cuối năm, tài sản trên thị trường chứng khoán của bà Thảo đạt 26.699 tỷ đồng (khoảng 1,2 tỷ USD).

Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long

Kết quả kinh doanh ấn tượng của Hòa Phát khiến Chủ tịch Trần Đình Long bứt phá lên vị trí thứ 3 trong danh sách tỷ phú Việt Nam. Ảnh: VnExpress

Kết quả kinh doanh ấn tượng của Hòa Phát khiến Chủ tịch Trần Đình Long bứt phá lên vị trí thứ 3 trong danh sách tỷ phú Việt Nam. Ảnh: VnExpress

Năm 2020 là năm ghi nhận sự thăng hạng ấn tượng của Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long trong danh sách tỷ phú Việt Nam.

Từ chỗ ban đầu không có tên trong nhóm tỷ phú (tháng 4/2020), ông chủ Hòa Phát vươn mình trở thành người giàu thứ ba tại Việt Nam. Giá trị tài sản của ông Long tăng hơn 1 tỷ USD trong bối cảnh cổ phiếu Hòa Phát là một trong những mã bluechip tăng trưởng ấn tượng nhất năm qua.

Đóng cửa phiên giao dịch 31/12/2020, cổ phiếu HPG dừng ở mức 41.450 đồng/CP, tăng 22.220 đồng/CP, tương đương 116% so với phiên cuối cùng của năm 2019. Điều đó có nghĩa tài sản của ông Long cũng tăng 116% lên 35.813 tỷ đồng (khoảng 1,6 tỷ USD). Những ngày cuối năm, tài sản ròng của ông Long cán mốc kỷ lục 2 tỷ USD. 

Chủ tịch HĐQT Techcombank Hồ Hùng Anh

Bộ đôi cổ phiếu Masan - Techcombank cùng bứt phá trong giai đoạn cuối năm cũng giúp tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang- Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Masan và ông Hồ Hùng Anh- Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tăng trưởng đáng kể. Dù mất vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng người giàu nhất Việt Nam nhưng tài sản của ông Hùng Anh vẫn tăng 400 triệu USD sau 1 năm. 

Kết thúc năm 2020, dù mất vị trí thứ 3 nhưng tài sản của ông Hùng Anh vẫn tăng 400 triệu USD sau 1 năm lên mức 1,8 tỷ USD và hiện đang là người giàu thứ 4.

Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang

Sau 1 năm giao dịch, cả 2 mã MSN của Masan và TCB của Techcombank đều bứt phá ngoạn mục. MSN tăng 33.070 đồng/CP, tương đương 59,2%. TCB tăng 7.950 đồng/CP, tương đương 33,8% so với phiên 31/12/2019.

Nhờ nắm giữ số lượng lớn 2 cổ phiếu này, ông Nguyễn Đăng Quang trở là người giàu thứ 5 với khối tài sản lên tới 1,5 tỷ USD, tăng thêm 500 triệu USD so với năm 2019.

Ông chủ Thaco Trần Bá Dương

Chủ tịch Trần Bá Dương. 

Chủ tịch Trần Bá Dương. 

Tỷ phú Việt cuối cùng trong danh sách tỷ phú USD của Việt Nam là ông Trần Bá Dương- Chủ tịch HĐQT Thaco Group. Tuy nhiên, tài sản của ông Trần Bá Dương trong năm qua lại không ghi nhận nhiều sự biến động do Thaco chưa niêm yết trên sàn chứng khoán. Forbes hiện định giá tài sản của ông Dương ở mức 1,5 tỷ USD, thấp hơn 200 triệu USD so với cùng kỳ.

Tỷ phú Jack Ma bất ngờ ”mất tích”, giá cổ phiếu xuống dốc không phanh khiến 11 tỷ USD ”bốc hơi”

Việc Alibaba bị điều tra chống độc quyền và Ant Group bị hoãn phát hành cổ phiếu đã khiến vị thế trên thương trường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Hiền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN