Ôm 2 tỷ làm vốn, ông bố Hà Nội sở hữu khối tài sản cả chục tỷ sau 4 năm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Từ số vốn 2 tỷ ban đầu, sau 4 năm đầu tư vào BĐS, đến nay ông bố này cho biết đang sở hữu khối tài sản lên đến cả chục tỷ đồng.

Năm qua, nhiều nhà đầu tư vay vốn đầu tư căn hộ, ôm mộng đánh nhanh thắng nhanh từ BĐS, để rồi phải chịu lỗ lớn do thị trường thấm đòn kiểm soát tín dụng, lãi suất tăng cao và thanh khoản sụt giảm mạnh.

Không chỉ nhà đầu tư căn hộ bị lỗ trong năm 2022, các trường hợp ôm đất nền vùng xa muốn “đánh nhanh thắng nhanh” cũng vỡ mộng, phải chịu cảnh chôn vốn, gồng mình trả lãi nhưng giá không tăng như kỳ vọng. Tình trạng người ôm bất động sản xả hàng giảm giá diễn ra ngày càng phổ biến trên thị trường thứ cấp vào cuối quý IV/2022.

Tuy nhiên, anh Đức Chung một nhà đầu tư BĐS năm nay 45 tuổi tại Hà Đông – Hà Nội cho biết cũng chính quyết định xuống tiền đầu tư vào BĐS cách đây 4 năm đã giúp anh sở hữu khối tài sản lên tới cả chục tỷ đồng.

Anh Chung cho biết năm 2018, sau nhiều năm tích cóp, hai vợ chồng anh quyết định bán hết tài sản đang sở hữu tại La Khê – Hà Đông được số vốn 2 tỷ đồng để chuyển xuống Đồng Mai – Hà Đông mua đất làm nhà và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào BĐS.

Theo đó, với 2 tỷ đồng trong tay, anh xuống tiền mua một lô đất thương mại dịch vụ với mức giá 1,2 tỷ đồng và dành thêm 200 triệu để dựng một căn nhà cấp 4 cho cả gia đình sử dụng.

Nhiều nhà đầu tư BĐS giàu lên nhanh chóng khi xuống tiền đúng thời điểm

Nhiều nhà đầu tư BĐS giàu lên nhanh chóng khi xuống tiền đúng thời điểm

Với 600 triệu đồng còn lại, anh tìm hiểu cơ hội đầu tư vào bất động sản trong khu vực. Anh Chung chia sẻ thời gian anh xuống tiền đầu tư vào BĐS cũng là bắt đầu của chu kỳ tăng giá đất mạnh tại Hà Nội giai đoạn 2018-2021. Trong giai đoạn này, lượng khách hàng đầu tư BĐS các nơi đổ về tìm kiếm cơ hội đầu tư tại khu vực vùng ven Hà Nội ngày càng nhiều giúp công việc tư vấn BĐS của anh diễn ra thuận lợi.

Ông bố 45 tuổi chia sẻ mỗi lần thực hiện thành công một giao dịch, số tiền hoa hồng nhận được phổ biến dao động từ 20 đến 30 triệu đồng. Tuy nhiên, có tháng anh thực hiện được cả chục giao dịch nên số tiền nhận được lên tới cả trăm triệu đồng. Trong cơn sốt đất giai đoạn 2019-2020 tại Hà Nội, nhiều môi giới như anh đều thắng lớn khi không phải tìm khách. Thậm chí giai đoạn này, những môi giới phải rất vất vả đề tìm nguồn hàng theo yêu cầu của khách.

Khi số vốn trong tay ngày càng nhiều, anh cũng xuống tiền đầu tư vào những lô đất trong tầm giá từ vài trăm triệu đồng rồi nâng dần lên tới cả tỷ đồng. Tuy nhiên, tất cả các khoản đầu tư đều theo nguyên tắc là phù hợp với khả năng tài chính. Anh cho biết trong quãng thời gian 4 năm đầu tư vào BĐS của mình, khoản “lướt sóng” lãi nhất lên tới 300 triệu đồng chỉ trong quãng thời gian 1 tuần.

Đầu năm 2021, anh quyết định bán lô đất mua xây nhà của mình năm 2018 để thu về số tiền 3,85 tỷ đồng. Với số tiền này, anh tiếp tục dành ra 2,4 tỷ đồng để mua một lô đất khác, cùng với số tiền còn lại từ bán lô đất của mình, anh cũng dành thêm 1 tỷ đồng để xây căn nhà 6 tầng với tổng chi phí 2,6 tỷ đồng trên lô đất mới mua để gia đình an cư lạc nghiệp sau nhiều năm sinh sống trong căn nhà cấp 4.

Anh Chung cho biết ngoài việc dành 5 tỷ để mua đất làm nhà, hiện nay anh cũng còn 4 khoản đầu tư vào BĐS với giá thị trường dao động từ 1-2 tỷ đồng. Ông bố 45 tuổi này cho biết trong suốt những năm qua bản thân anh hoàn toàn không vay mượn ngân hàng nên có nhiều thời điểm bỏ lỡ những cơ hội đầu tư sinh lời lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư hoàn toàn bằng số tiền nhàn rỗi cực kỳ an toàn, có thể để được nhiều năm qua đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận so với việc “lướt sóng”.

Trong khi nhiều người đầu tư BĐS cùng thời điểm đang “méo mặt” bởi không kịp thoát hàng khi thị trường rơi vào cảnh trầm lắng từ giữa năm 2022 đến nay và chịu áp lực lớn từ lãi suất cho vay của ngân hàng tăng mạnh lên 14-15%/năm, anh vẫn thường xuyên dành thời gian để tìm hiểu những khu vực giá giảm sâu để tìm kiếm cơ hội “xuống tiền”.

Theo anh Chung, giá BĐS tất nhiên không tăng mãi được nhưng đã lên là khó giảm. Tuy nhiên, lợi nhuận của đầu tư vào BĐS, đặc biệt là đất nền bây giờ đã không còn quá lớn như những năm trước đây, nhưng cũng không phải quá tệ nếu như xác định đầu tư lâu dài.

Nhà đầu tư này cũng nhấn mạnh hiện nay có nhiều kênh đầu tư khác ngoài BĐS như kinh doanh hay chứng khoán có thể kiếm lời cao hơn. Tuy nhiên, mỗi kênh đầu tư đều yêu cầu những kiến thức nhất định và có những rủi ro cần phải chấp nhận. Do đó, việc đầu tư vào lĩnh vực nào là do năng lực và sở thích bản thân của mỗi người.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhà đất giảm giá 300 - 600 triệu vẫn ế chỏng chơ

Chấp nhận giảm giá từ 300 – 600 triệu đồng so với giá rao bán lần đầu nhưng những chủ nhà này thừa nhận đến nay vẫn chưa thể tìm được khách mua căn nhà của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN