Nóng tuần qua: Hàng nghìn tỷ đồng của Quỹ vắc xin đang được lấy lãi ở 4 ngân hàng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong thời gian chờ mua vắc xin, hiện tiền chưa dùng đến của Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19 đang được gửi tại ngân hàng để bảo tồn và phát triển nguồn lực cho Quỹ.

Tiền chưa xuất Quỹ vaccine đã được gửi tại 4 ngân hàng

Theo thông tin từ Ban Quản lý quỹ vaccine phòng, chống Covid-19, căn cứ theo kế hoạch chi mua, sử dụng vaccine của Bộ Y tế, hiện tiền chưa sử dụng đến của Quỹ sẽ được gửi tại ngân hàng. Số lãi cũng sẽ gộp vào Quỹ để phát triển vốn. Số chưa xuất của quỹ vaccine, khoảng 5.600 tỷ đồng, được chia đều gửi ở 4 ngân hàng có vốn nhà nước là Vietcombank, BIDV, VietinBank và Agribank.

Sau khi mời thầu tiền gửi các ngân hàng, cả 4 nhà băng này đưa ra bảng lãi suất chào thầu ngang nhau. Trong đó, tiền gửi kỳ hạn 1 tháng hưởng lãi suất 3%/năm và tiền gửi kỳ hạn 3 tháng có lãi suất 3,3%/năm. Cơ cấu gửi tiền của Quỹ tại các ngân hàng là 1.600 tỷ gửi kỳ hạn 1 tháng và 4.000 tỷ gửi kỳ hạn 3 tháng để bảo đảm tranh thủ tăng trưởng quỹ nhưng vẫn sẵn sàng rút ra chi mua vaccine khi cần.

Tiền chưa xuất Quỹ vaccine đã được gửi tại 4 ngân hàng

Tiền chưa xuất Quỹ vaccine đã được gửi tại 4 ngân hàng

Trong đó, 4 ngân hàng có vốn Nhà nước nêu trên trúng thầu mỗi đơn vị 1.400 tỷ đồng với kỳ hạn 1 tháng là 400 tỷ và kỳ hạn 3 tháng là 1.000 tỷ đồng.

40% chợ truyền thống ở TP.HCM đã đóng cửa

Theo thống kê của Sở Công Thương TP.HCM, do tình hình dịch bệnh phức tạp, đến nay các địa phương đã tạm ngưng hoạt động 93 trong số 234 chợ truyền thống trên địa bàn.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho tiểu thương và duy trì cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho số đông người dân có thu nhập trung bình và thấp, cơ quan này vừa có công văn đề nghị UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện nhanh chóng báo cáo tình hình tất cả chợ trên địa bàn.

93 trong số 234 chợ truyền thống trên địa bàn TP HCM đã đóng cửa.

93 trong số 234 chợ truyền thống trên địa bàn TP HCM đã đóng cửa.

Những chợ đang tạm ngưng hoạt động cần được thống kê rõ số lượng tiểu thương kinh doanh thực phẩm tươi sống, thời điểm, lý do ngưng hoạt động và dự kiến thời gian hoạt động trở lại.

Đặc biệt, các biện pháp cần thiết phải nhanh chóng được triển khai để đưa các chợ này hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất.

Trong trường hợp các chợ buộc phải đóng cửa do không đảm bảo tiêu chí an toàn phòng chống dịch mà không thể lập tức khắc phục, địa phương báo cáo ngay lý do với Sở Công Thương để cùng phối hợp giải quyết.

HoSE sẽ vận hành hệ thống giao dịch mới từ 5/7

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng vừa ký văn bản số 3277/UBCK-PTTT về việc chấp thuận đưa giải pháp xử lý quá tải hệ thống giao dịch vào vận hành.

Theo đó, Ủy ban Chứng khóa đã chấp thuận kiến nghị của Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đưa phần mềm của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) do Công ty CP FPT cung cấp (giải pháp xử lý sự cố giao dịch) vào vận hành chính thức từ 5/7.

Cơ quan quản lý chứng khoán giao HoSE chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung tại biên bản kiểm thử với FPT, tổ chức kiểm tra, đánh giá, rà soát kỹ, bảo đảm vận hành hệ thống giao dịch an toàn, thông suốt.

Đồng thời, HoSE được yêu cầu hoàn tất các thủ tục tiếp nhận hệ thống, cung cấp dịch vụ và ký thỏa thuận với FPT trước khi hệ thống chính thức đi vào vận hành.

Sân bay Tân Sơn Nhất "ế ẩm" kỷ lục

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết số lượng chuyến bay tại sân bay Tân Sơn Nhất chỉ còn khoảng 59 chuyến mỗi ngày. Cụ thể, ngày 28/6 sân bay này ghi nhận thực hiện 38 chuyến bay; từ ngày 29/6 đến 1/7, trung bình mỗi ngày còn 59 chuyến.

Lãnh đạo doanh nghiệp cũng cho biết tổng lượng khách qua cảng tại sân bay Tân Sơn Nhất cuối tháng 6, đầu tháng 7 chỉ đạt 3.000 khách/ngày. Con số này tiếp tục giảm mạnh so với lượng khách giữa tháng 5 khi dịch Covid-19 tái bùng phát mạnh tại TP.HCM. Thời điểm đó, sân bay này đón 18.367 lượt khách trong ngày 13/5; 18.051 lượt trong ngày 14/5; 17.791 lượt trong ngày 15/5 và 19.650 lượt trong ngày 16/5.

Con số này cho thấy lượng khách bay tại sân bay lớn nhất cả nước đã xuống dốc không phanh kể từ mức đỉnh 108.451 khách của ngày 29/4, ngày cao điểm nhất trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và là ngày ghi nhận lượng khách kỷ lục của sân bay Tân Sơn Nhất.

Xem xét gia hạn ưu đãi thuế sản xuất và lắp ráp ôtô

Vừa qua, Tỉnh ủy Hải Dương có văn bản gửi Thủ tướng về việc đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất ôtô.

Xét đề nghị của Tỉnh ủy Hải Dương, Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành rà soát, đánh giá tổng thể việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ôtô (chương trình ưu đãi thuế).

Đồng thời, các cơ quan cần nghiên cứu, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, trong đó bao gồm cả việc xem xét khả năng tiếp tục gia hạn chương trình ưu đãi thuế cho giai đoạn tiếp theo (sau năm 2022) và báo cáo Thủ tướng.

Trước đó, trong bối cảnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với mặt hàng ôtô giảm xuống 0% từ ngày 1/1/2018, nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước, Chính phủ đã bổ sung chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ôtô, thực hiện từ ngày 16/11/2017 đến ngày 31/12/2022.

Nguồn: [Link nguồn]

Nơi dân toàn giàu ”nứt đố đổ vách”, mỗi hộ có 5 tỷ tài sản gây choáng

Người dân ở đây giàu có và phúc lợi xã hội rất tốt, đăng ký kinh doanh cũng dễ dàng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN