Nóng tuần qua: Doanh nghiệp bỏ cọc đất Thủ Thiêm, Bộ Xây dựng kiến nghị xử lý

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đây là thông tin được Bộ Xây dựng đưa ra trong báo gửi Thủ tướng về tác động của các kết quả đấu giá quyền sử dụng đất cao bất thường đến thị trường bất động sản.

Sau Tân Hoàng Minh, thêm một doanh nghiệp bỏ cọc đất Thủ Thiêm

Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, mới đây, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh - một trong 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm - đã có văn bản xin bỏ cọc lô đất 3-9, diện tích 5.009,1 m2 mà doanh nghiệp này trúng đấu giá ở 5.026 tỷ đồng, cao gấp 6,9 lần giá khởi điểm.

Đây là doanh nghiệp thứ 2, sau Công ty Ngôi Sao Việt (công ty con của Tập đoàn Tân Hoàng Minh) tuyên bố bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất Thủ Thiêm gấp nhiều lần giá khởi điểm.

Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng đã tuyên bố bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất Thủ Thiêm.

Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng đã tuyên bố bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất Thủ Thiêm.

Hiện tại, còn lại 2/4 công ty trúng đấu giá đất Thủ Thiêm là Công ty CP Dream Republic (trúng đấu giá lô đất 3-5 giá 3.820 tỷ) và Công ty CP Sheen Mega (trúng đấu giá lô đất 3-8 giá 4.000 tỷ) đã đặt cọc hợp đồng và nhận được thông báo nộp tiền của Cục Thuế TP.HCM.

Bộ Xây dựng cho biết hiện tượng đấu giá đất rất cao rồi bỏ cọc tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường diễn ra khá phổ biến, thậm chí có trường hợp mang tính tổ chức.

Để hạn chế tình trạng trên, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi thị trường bất động sản; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh bất động sản; phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, rà soát các dự án để xử lý theo quy định.

Hải quan hé lộ doanh nghiệp nhập hơn 3.400 tỷ đồng kit xét nghiệm Covid-19

Tổng cục Hải quan cho biết, thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải thông tin về vụ việc kit xét nghiệm Covid-19.

Theo Tổng cục Hải quan, qua xác minh ban đầu, Công ty cổ phần Y tế Đức Minh nhập khẩu, kinh doanh bộ test Covid-19 hoàn chỉnh (gồm test nhanh tại chỗ và test dùng cho máy PCR tại các bệnh viện, cơ sở y tế), phân phối cho các cơ sở y tế, bệnh viện đa khoa, các công ty trên toàn quốc.  Số lượng khách hàng cụ thể là 26 đơn vị mua test PCR và 586 đơn vị mua test nhanh với giá bán theo hóa đơn.

Hải quan hé lộ doanh nghiệp nhập hơn 3.400 tỷ đồng kit xét nghiệm Covid-19.

Hải quan hé lộ doanh nghiệp nhập hơn 3.400 tỷ đồng kit xét nghiệm Covid-19.

Cụ thể, bộ test Covid-19 dùng cho máy PCR từ 250.000 đến 395.000 đồng/test bán cho các đơn vị: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Bệnh viện sản nhi tỉnh Quảng Ninh, Viện kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Công ty CP KH CN Thái Sơn, Công ty TNHH MTV BV ĐH Y dược Shing Mark, Công ty CP PKĐK Quốc Tế, Công ty TNHH An Bách Group.

Bộ test nhanh Covid-19 tại chỗ 198.000 đồng/test được bán cho các đơn vị: Bệnh viện Quân y 175, Công ty CP Thang máy Gama, Bệnh viện ĐK Cao Su Dầu Tiếng, Bệnh viện GTVT TPHCM, Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện ĐK tỉnh Gia Lai, Phòng khám ĐK Thu Cúc- CN Công ty CP Y khoa & thẩm mỹ Thu Cúc, Bệnh viện Phổi Đồng Tháp.

Thông tin về hợp đồng đối với các đơn vị trên cũng được Tổng cục Hải quan nêu cụ thể trong văn bản. 

Theo Tổng cục Hải quan, giá bán trên do Công ty cổ phần y tế Đức Minh đăng ký với Bộ Y tế tại Thông báo số 5288/BYT-TB-CT ngày 2/7/2021 về việc danh sách các sinh phẩm/trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xác minh, điều tra vụ việc.

Tiền lại được bơm thêm sau Tết

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, sau khi bơm ra thị trường gần 10.000 tỷ đồng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, cơ quan quản lý tiền tệ tiếp tục duy trì trạng thái bơm ròng tiền Đồng trong 4 phiên đầu tiên sau Tết.

Cụ thể, trong phiên đầu năm 2022 Âm lịch, tương đương ngày 7/2 Dương lịch, NHNN đã bơm ròng hơn 1.508 tỷ đồng ra thị trường thông qua kênh thị trường mở với 1 thành viên, lãi suất tín phiếu mua vào là 2,5%/năm, kỳ hạn kéo dài 14 ngày.

Đến ngày 8/2, cơ quan quản lý tiền tệ bơm tiếp 4.478,5 tỷ cũng qua kênh tín phiếu vào 4 thành viên thị trường. Liên tiếp hai ngày sau đó, số tiền được NHNN bơm ra lần lượt là 7.938 tỷ (9/2) và 154,5 tỷ đồng (10/2), các hợp đồng đều có lãi suất 2,5%/năm và đáo hạn sau 14 ngày.

Tính chung 4 phiên sau Tết, NHNN đã bơm ròng hơn 14.079 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở. Diễn biến này trái ngược hoàn toàn so với những năm trước, khi cơ quan quản lý thường có xu hướng hút ròng tiền Đồng về sau mỗi dịp Tết Nguyên đán.

Xử lý nghiêm các trường hợp không giảm thuế giá trị gia tăng

Tổng cục Thuế cho biết, mục đích lớn nhất của Nghị định 15 của Chính phủ là giảm thuế GTGT để giảm giá hàng hóa, kích cầu tiêu dùng. Do đó, Nghị định quy định các bộ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát để người tiêu dùng hiểu và được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế giá trị gia tăng, trong đó tập trung các giải pháp ổn định cung cầu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng nhằm giữ bình ổn mặt bằng giá cả thị trường (giá chưa có thuế GTGT) từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022, cơ bản ổn định so với thời điểm trước ngày 1/2/2022.

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, Nghị định, trên tinh thần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, người dân, cơ quan thuế các cấp sẽ kiểm tra, giám sát về giá bán hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn. Trường hợp phát hiện các hiện tượng lợi dụng chính sách của Nhà nước để tăng giá bán của các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT, cơ quan Thuế sẽ tham mưu các biện pháp xử lý với cơ quan có thẩm quyền.

Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

hủ tướng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân cần nỗ lực hơn nữa trong các hoạt động điều hành và sản xuất, kinh doanh, sớm khắc phục những khó khăn, thách thức. Đồng thời, tranh thủ thời gian đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ quan quản lý tiền tệ cũng được yêu cầu phải có các giải pháp kịp thời, phù hợp để duy trì ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Thủ tướng giao NHNN tăng cường công tác thanh tra, giám sát hệ thống các tổ chức tín dụng. Chỉ đạo các ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, kiểm soát và hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

Đặc biệt, NHNN cần khuyến khích các ngân hàng tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, người dân; hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên...

Lộ số tiền ”khủng” Ronaldo kiếm được từ Instagram, gấp 3 lần lương ở Manchester United

Thu nhập từ mạng xã hội Instagram của Cristiano Ronaldo nhiều hơn gấp 3 lần mức lương hiện tại của anh ở câu lạc bộ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN