Những phi vụ mua bán hộ chiếu tiền tỷ và cuộc chạy trốn của giới quan chức giàu có

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Yang Huiyan, với tài sản ước tính 20 tỷ USD, nằm trong số hơn 500 người Trung Quốc được Al Jazeera cho biết đã mua "hộ chiếu vàng" của Cộng hòa Síp trong những năm gần đây.

Al Jazeera, một nhà đài lớn và có sức ảnh hưởng ở Trung Đông, hôm 23-8 đã công bố loạt bài điều tra về chính sách mà họ gọi là "mua bán hộ chiếu châu Âu" của Cộng hòa Síp từ năm 2017 đến 2019.

Theo tài liệu rò rỉ do Đơn vị điều tra của Al Jazeera thu được, hơn 500 người Trung Quốc đã có quốc tịch Liên minh châu Âu tại đảo quốc Síp từ năm 2017 đến năm 2019, bao gồm cả người phụ nữ giàu nhất châu Á. Tài liệu này dường như đã đưa cuộc di cư bí mật của giới thượng lưu nhiều nước ra ánh sáng.

Bức ảnh châm biếm đảo Síp là nơi trốn thuế cho nhiều quan chức tham nhũng (Nguồn: Aljazeera)

Bức ảnh châm biếm đảo Síp là nơi trốn thuế cho nhiều quan chức tham nhũng (Nguồn: Aljazeera)

Al Jazeera không tiết lộ danh sách đầy đủ những người nhập cư được cấp quyền công dân ở Síp theo “chương trình hộ chiếu vàng”. Các tiết lộ chỉ tập trung vào những người có hồ sơ theo dõi có thể vi phạm các quy tắc về quyền công dân.

Trong số hơn 500 người Trung Quốc được chấp thuận hộ chiếu, tiêu biểu là bà Yang Huiyan, chủ sở hữu chính của nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Country Garden. Yang được Forbes vinh danh là người phụ nữ giàu thứ sáu thế giới vào năm 2020 với khối tài sản trị giá 20,3 tỷ USD.

Yang Huiyan, người phụ nữ giàu nhất châu Á, đã có tên trong danh sách do Al Jazeera tổng hợp về những công dân Trung Quốc có hộ chiếu Síp (Nguồn: SCMP)

Yang Huiyan, người phụ nữ giàu nhất châu Á, đã có tên trong danh sách do Al Jazeera tổng hợp về những công dân Trung Quốc có hộ chiếu Síp (Nguồn: SCMP)

Một thành viên khác cũng thuộc nhóm có liên quan đến chính trị là Lu Wenbin, một đại biểu của Hội đồng nhân dân Thành Đô. Theo tài liệu, ông Lu đã được cấp hộ chiếu đảo Síp từ tháng 7/2019. Ông này hiện là chủ tịch của Tập đoàn công nghệ thông tin Sichuan Troy.

Mặc dù các doanh nhân giàu có Trung Quốc thường là thành viên của cơ quan lập pháp địa phương và các ủy ban tham vấn chính trị, tuy nhiên theo quy định, họ có thể bị tước tư cách thành viên nếu bị phát hiện mang hộ chiếu nước ngoài hoặc không khai báo cư trú nước ngoài.

Kể từ khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU) năm 2004, hộ chiếu Síp trở thành nơi trú ẩn cho nhiều người ở nhiều quốc gia vì cho phép đi lại và giao dịch ngân hàng trên khắp EU. Những người giữ hộ chiếu Síp cũng có thể đi lại tự do tới 174 quốc gia mà không cần xin thị thực.

Chính quyền Síp đã mở "Chương trình đầu tư Síp", cho phép bất kỳ ai chi ra tối thiểu 2,5 triệu USD (khoảng 57 tỷ VND) dưới danh nghĩa "tiền đầu tư" trở thành công dân Síp. Hàng ngàn hồ sơ từ 70 quốc gia đã liên tục đăng ký tới đảo quốc phía đông châu Âu này kể từ đó.

Theo Al Jazeera, những người đã cầm trong tay "hộ chiếu vàng" có hàng chục quan chức nước ngoài cấp cao và gia đình của họ, tiêu biểu như Igor Reva, cựu thứ trưởng Bộ phát triển kinh tế Nga; Vadim Moskovitch, cựu thành viên Thượng viện Nga; cựu nghị sĩ Ukraine Volodymyr Zubky hay tỉ phú Taha Mikati, anh trai của cựu Thủ tướng Lebanon Najib Mikati.

Mặc dù hồ sơ "xin đầu tư" gởi tới Síp đều hoàn toàn "sạch", đài Al Jazeera cho rằng chính quyền Síp lẽ ra nên đặt câu hỏi vì sao những người đang làm trong cơ quan nhà nước với số lương rất thấp nhưng lại có đủ tiền để đầu tư quốc tịch thứ hai, thậm chí thứ ba.

Trước đó, Ủy ban châu Âu cũng đã lên tiếng cảnh báo rằng, hộ chiếu vàng có thể "tiếp tay" cho các nhóm tội phạm thâm nhập vào châu Âu, đồng thời làm tăng nguy cơ rửa tiền, tham nhũng và trốn thuế.

Doanh nhân Tp. HCM mua “hộ chiếu vàng” đảo Síp giá bao nhiêu?

Ông Phạm Phú Quốc - đại biểu Quốc hội TP. HCM khóa XIV có tên trong danh sách người có hộ chiếu của Cyprus (Đảo Síp) đang...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo SCMP, Aljazeera) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN