Nhìn lại 2 thập kỷ đã qua: Doanh nghiệp Trung Quốc “xâm chiếm” thế giới!
Riêng trong năm 2018, có tổng cộng 323 trường hợp sáp nhập và mua lại ở ngoài Trung Quốc, đã được đăng ký vào năm 2018, với giá trị đạt 738 tỷ nhân dân tệ, giảm 23% so với 2017.
Năng lượng và khai thác là lĩnh vực trọng tâm trong việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc năm 2018. Trong số 50 thương vụ M & A hàng đầu, có 7 thương vụ nhắm vào các doanh nghiệp năng lượng ở nước ngoài, và 6 là các doanh nghiệp khai thác khác. Những ngành công nghiệp công nghệ cao, internet và thương mại điện tử, khoa học máy tính và khoa học sinh học cũng rất được các doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm.
Doanh nghiệp Trung Quốc “mua lại” cả thế giới
Theo dữ liệu của Bloomberg, từ năm 2008 tới tháng 4/2018, Trung Quốc đã đầu tư ít nhất 318 tỷ USD thông qua hơn 1.000 thương vụ tại châu Âu. Các công ty Trung Quốc đã mua đứt ít nhất 360 công ty và sở hữu một phần hoặc toàn bộ 4 sân bay, 6 cảng biển, nhà máy điện gió ở 9 quốc gia cùng 13 câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp. Có các thương hiệu nổi tiếng, đã được doanh nghiệp Trung Quốc mua lại một phần hoặc toàn bộ, như:
Hãng bia Heineken NV của Hà Lan vào ngày 29/4/2019, chính thức thực hiện quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với China Resources Enterprise cho thị trường Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Ma Cao. Tập đoàn China Resources Enterprise (Trung Quốc) cũng đã trở thành cổ đông của Heineken.
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Geely Holding Group đã mua 9,69% cổ phần của Daimler AG (công ty “mẹ” của Mercedes-Benz), với giá 9 tỷ USD, trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của Daimler.
Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc Geely Holding Group đã mua 9,69% cổ phần của Daimler AG (công ty “mẹ” của Mercedes-Benz), với giá 600 tỷ nhân dân tệ (tương đương 7,3 tỷ Euro/ 9 tỷ USD). Geely trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của Daimler.
Tập đoàn ô tô Volvo tại Thụy Điển (Ford mua lại năm 1999) đã được bán cho Geely (Trung Quốc) với giá 1,8 tỷ USD vào quý 3 năm 2010.
Tháng 6/2015, nhóm nhà đầu tư Trung Quốc dẫn đầu bởi công ty hóa chất nông nghiệp, cao su ChemChina đã mua lại hãng lốp xe danh tiếng Pirelli của Italy với giá 7,9 tỷ USD.
Tập đoàn đa ngành HNA Group của Trung Quốc hiện nắm giữ 8,8% cổ phần tại ngân hàng Deutsche Bank.
Motorola của Mỹ từng là “ông lớn” một thời trong lĩnh vực viễn thông thế giới. Khoảng từ giữa những năm 1990, Motorola tập trung vào lĩnh vực thiết bị di động và hoạt động với tên gọi Motorola Mobility. Vào năm 2012, Google đã mua lại Motorola Mobility. Năm 2014, Google bán lại Motorola Mobility cho Lenovo (sở hữu bởi doanh nghiệp Trung Quốc) với giá 2,9 tỷ USD.
Tháng 5/2018, Tập đoàn Tam Hiệp thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc mua nốt 76,7% số cổ phần còn lại để sở hữu hoàn toàn 100% công ty năng lượng Energias de Portugal SA của Bồ Đào Nha. Giá trị hợp đồng lên đến 180 tỷ nhân dân tệ (25,84 tỷ USD).
Từ lâu rồi, Trung Quốc đã có chủ trương và kế hoạch “mua lại” toàn cầu
Các vụ mua bán và sáp nhập xuyên biên giới đã được các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện trong vài thập kỷ gần đây. Vào năm 2000, ngay trước khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính phủ Trung Quốc đã nhận ra rằng các doanh nghiệp bản địa của họ sẽ cần phải cạnh tranh toàn cầu để tồn tại, nên họ đã công bố chính sách zou chuqu (tạm dịch là chính sách cho phép các doanh nghiệp Trung Quốc mua lại các doanh nghiệp nước ngoài) thì nhiều doanh nghiệp nhà nước, cũng như các tập đoàn tư nhân, đã nhảy vào tham gia.
Giá trị của M&A Trung Quốc đã tăng từ 1,6 tỷ đô la năm 2003 lên 18,2 tỷ đô la vào năm 2006. Và trào lưu này tiếp tục tăng phi mã. Từ năm 2005 đến 2010, các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có nhiều doanh nghiệp quốc doanh, đã đầu tư tổng cộng 2.000 tỷ USD vào các doanh nghiệp và dự án xây dựng ở nước ngoài, thâu tóm mọi thứ từ ngân hàng, chuỗi khách sạn danh tiếng cho tới những tập đoàn sản xuất năng lượng lớn.
Trung Quốc mua lại các doanh nghiệp loại nào?
Trong một thời gian ngắn ban đầu tính từ khi thực hiện, các nhà hoạch định và điều hành chính sách của Trung Quốc đã đổi mới cách tiếp cận M&A của họ và thay đổi các mục tiêu mà họ theo đuổi, với lý do họ đưa ra là để tiếp quản toàn cầu.
Thay vì chỉ mua các thương hiệu toàn cầu, mạng lưới bán hàng, thì các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay, ngoài thương hiệu, chủ yếu cố gắng mua các tài sản cụ thể, như tiền gửi, khoáng sản, hoặc các công nghệ tiên tiến và các cơ sở R&D.
Chiến lược M&A toàn cầu của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong 2 thập kỷ qua. Đồng thời, các mục tiêu, cách thức thực hiện cũng thay đổi. Vào những năm 1990, khi chính phủ hoán đổi quyền tiếp cận thị trường công nghệ của Trung Quốc từ nước ngoài, họ chủ yếu cho phép các doanh nghiệp nhà nước (SOE) mua cổ phần nhỏ trong các doanh nghiệp năng lượng ở nước ngoài và các nhà khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chính quyền Trung Quốc ưa thích các doanh nghiệp của mình sử dụng chiến lược yinjin lai - tham gia vào các liên doanh, hợp tác và thỏa thuận cấp phép công nghệ với các doanh nghiệp nước ngoài.
Cách tiếp cận đó đã thay đổi vào tháng 10 năm 2000, 15 tháng trước khi Trung Quốc ký hiệp định WTO, vì Chính phủ Trung Quốc tin rằng các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ mãi mãi ở vị trí đứng sau nếu họ phụ thuộc vào chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp đa quốc gia.
Cuối năm 2004, Thủ tướng Ôn Gia Bảo chính thức tuyên bố, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích nhiều doanh nghiệp đi ra toàn cầu, thì cuộc đua mua & sáp nhập các doanh nghiệp ở nước ngoài chính thức được bắt đầu.
Phương pháp thực hiện M&A của Trung Quốc
Thay vì chỉ thực hiện mua thương hiệu và hệ thống phân phối, các doanh nghiệpTrung Quốc cũng rất chú trọng thực hiện mua những doanh nghiệp có tài sản hữu hình như tiền gửi, khoáng sản và trữ lượng dầu.
Việc thực hiện thẩm định đối với tài sản “cứng” là tương đối đơn giản; chúng có thể được các kỹ sư đánh giá khách quan và không yêu cầu đánh giá các “biến” như văn hóa doanh nghiệp hoặc bản chất thương hiệu. Việc tích hợp đơn giản hơn vì các doanh nghiệp có tài sản hữu hình đã chứng minh được chuỗi cung ứng và người mua.
Đến năm 2009, hơn 70% các giao dịch của Trung Quốc liên quan đến năng lượng hoặc tài nguyên thiên nhiên. Trong số đó, Tập đoàn khai thác mỏ than đá Yanzhou của Trung Quốc bỏ ra 3,2 tỷ đô la mua công ty khai thác than đá Felix Resources của Úc; Hãng lọc dầu China Petroleum & Chemical Corp (Sinopec) của Trung Quốc mua lại hãng thăm dò dầu khí Addax Petroleum có trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ, với giá 7,24 tỷ USD.
Người Trung Quốc cũng đang nhắm mục tiêu vào các doanh nghiệp có thể cung cấp công nghệ mới và mới nổi, hoặc sở hữu các cơ sở R&D (nghiên cứu và phát triển). Giá trị của doanh nghiệp này nằm ở tài sản trí tuệ, kiến thức và quá trình nghiên cứu, thiết kế của họ. Mặc dù việc tích hợp các tài sản đó khó khăn hơn một chút, nhưng nó ít phức tạp và ít rủi ro hơn so với việc đồng hóa toàn bộ tổ chức.
Việc thực hiện rất đơn giản: Các kỹ sư nước ngoài đưa ra ý tưởng cho các sản phẩm và quy trình mới, và người Trung Quốc sử dụng các kỹ năng của họ để tăng quy mô phát minh và giảm chi phí sản xuất.
Rất nhiều số liệu về tăng trưởng, GDP, thương mại… cũng cho thấy khả năng này trong tương lai.
Nguồn: [Link nguồn]