Nhân viên Vinfast xin giảm lương và phản ứng bất ngờ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Khi dịch Covid-19 xảy ra, có những nhân sự nói với Chủ tịch Phạm Nhật Vượng rằng họ sẵn sàng cắt giảm một phần lương. Đáp lại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có câu trả lời đầy bất ngờ...
Tối 17/7 (giờ Việt Nam), bà Lê Thị Thu Thuỷ - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast đã có cuộc trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình nổi tiếng CNN (Mỹ).
Trong cuộc phỏng vấn này, bà Thủy chia sẻ, đợt dịch bệnh Covid-19 đã cho VinFast nhiều kinh nghiệm đáng nhớ.
Bà Lê Thị Thu Thuỷ - Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast trả lời phỏng vấn CNN
Còn nhớ dịch Covid-19 khiến xã hội bị cách ly, ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động kinh doanh khiến thu nhập của rất nhiều người lao động bị giảm mạnh. Vậy nhưng, theo chia sẻ của bà Thủy thì chính trong giai đoạn khó khăn ấy đã có những nhân sự nói với Chủ tịch Phạm Nhật Vượng rằng họ thấy công ty đang gặp khó khăn và sẵn sàng cắt giảm một phần lương.
Đáp lại, tỷ phú Phạm Nhật Vượng khẳng định, dù công ty phải ngừng hoạt động 1 tháng rưỡi đến 2 tháng, thì lương của nhân viên vẫn phải trả đủ.
Theo ông Vượng, phía sau những nhân viên còn có gia đình, vì vậy, dù tại Việt Nam rất nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chính sách cắt giảm lương để tồn tại, nhưng Vingroup không chọn cách làm này. Vingroup vẫn trả lương đầy đủ và hỗ trợ nhân viên làm tốt công việc của mình.
“Những công ty khác ngoài kia vẫn đang gồng mình vượt qua dịch bệnh và cắt giảm lương của nhân viên để tồn tại nhưng chúng ta không làm vậy. Dù phải ở nhà gần 2 tháng, chúng ta vẫn trả lương đủ và hỗ trợ hết mình cho nhân viên bởi vì họ vẫn phải lo cho gia đình”, Chủ tịch Vingroup khẳng định.
Bà Thủy khẳng định, chính sách trả lương đầy đủ đã đem lại những giá trị tích cực cho Vingroup, đặc biệt là sự trung thành tuyệt đối của nhân viên sau đó.
Vingroup chấp nhận gánh lỗ khoảng 300 triệu đồng cho mỗi chiếc ô tô bán ra.
Hiện nay, Vingroup có hơn 50.000 nhân viên trên khắp thế giới và tập đoàn này vẫn duy trì các hoạt động kinh doanh trong khoảng thời gian giãn cách xã hội và bị ảnh hưởng không nhỏ bởi đại dịch.
Vingroup là một trong những doanh nghiệp tiên phong cho nhân viên làm việc tại nhà, chia nhỏ các nhóm nhân viên với chính sách phù hợp.
Đối với những nhân viên không phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, Vingroup cho họ được làm việc tại nhà.
Còn đối với những nhân viên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, Vingroup có chính sách dành thêm các khoản tiền bồi dưỡng cho họ - những người phải đối mặt với rủi ro về dịch bệnh nhiều nhất. Với những nhóm ở giữa 2 nhóm trên, tập đoàn cũng có những khoản hỗ trợ phù hợp.
Đầu 2020, VinFast chính thức công bố số liệu bán hàng tổng hợp của năm vừa qua. Theo đó có tổng cộng hơn 17.000 ôtô và 50.000 xe máy điện VinFast được khách hàng đặt mua.
Trong báo cáo tóm tắt tình hình kinh doanh năm 2019, đến cuối năm 2019, tổng vốn chủ sở hữu của Vinfast đạt 19.459 tỷ đồng. Với hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 3,67 lần, nợ phải trả của doanh nghiệp ước khoảng 71.414 tỷ.
Báo cáo tóm tắt cũng lần đầu tiên công bố con số lợi nhuận của nhà sản xuất ôtô thương hiệu Việt. Trong đó, riêng năm 2019, công ty này lỗ ròng sau thuế 5.702 tỷ, với tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) âm 29%.
Thực tế, kịch bản lỗ trong những năm đầu đi vào vận hành của VinFast đã được nhiều chuyên gia dự báo từ trước. Trong lần trả lời Bloomberg cuối năm 2019, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup (công ty mẹ VinFast) cũng cho biết hãng xe này sẽ chưa thể có lãi trong khoảng 5 năm tới.
Tập đoàn này cũng từng tiết lộ, để phát triển thương hiệu ô tô Việt, Vingroup dồn lực, chấp nhận gánh lỗ khoảng 300 triệu đồng cho mỗi chiếc ô tô bán ra.
Tại buổi phỏng vấn này, bà Lê Thị Thu Thuỷ cũng gây sốc khi tự tin khẳng định, Vingroup không chỉ sẽ bán ô tô điện theo đúng kế hoạch mà điện thoại thông minh Vsmart cũng sẽ tiến vào thị trường Mỹ ngay trong năm 2020.
Trong khi vàng thế giới có xu hướng giảm thì giá vàng trong nước vẫn tiếp đà tăng trong phiên giao dịch đầu tuần.
Nguồn: [Link nguồn]