Người lao động phải cực kỳ chú ý, 3 quyền lợi sẽ mất nếu như phạm phải điều này
Người lao động không may bị tạm giam khi vướng vào vụ án hình sự. Không những ảnh hưởng đến danh tiếng của bản thân mà còn bị mất rất nhiều quyền lợi.
3 quyền lợi sẽ bị mất nếu người lao động bị tạm giam
Người lao động không được trả lương
Cụ thể, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 30 luật Lao động năm 2019, trường hợp người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về luật tố tụng hình sự sẽ khiến cho hợp đồng lao động bị tạm hoãn thực hiện.
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích.
Theo khoản 2 điều này, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã kết giao trong hợp đồng. Trừ khi hai bên đã có thỏa thuận hoặc pháp luật đưa ra quy định khác với trường hợp này.
Vì vậy, người lao động bị tạm giam sẽ không được trả lương. Tuy nhiên, nếu giữa hai bên có thoải thuận về việc trả lương hoặc hỗ trợ tiền cho người lao động bị tạm giam thì người này vẫn nhận những quyền lợi đã thỏa thuận.
Lý do bị tạm giam sẽ không phải là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, người lao động chỉ bị tạm hoãn hợp đồng chứ không thể bị đuổi việc. Lúc này, nếu muốn chấm dứt hợp đồng thì cần có sự thỏa thuận của hai bên hoặc có các căn cứ mà pháp luật quy đinh.
Tạm dừng đóng BHXH, BHTN cho người lao động
Cụ thể, khoản 7 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định, người lao động mà bị tạm giam, tạm giữ để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì người lao động và đơn vị được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, khi bị tạm giam, người lao động sẽ bị dừng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, người này được phải đóng bảo hiểm y tế với mức bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng.
Sau thời gian tạm giam nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai, không vi phạm pháp luật thì người lao động sẽ được đóng bù bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh.
Ngược lại, nếu cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động là có tội thì người lao động sẽ không được đóng bù các loại bảo hiểm bắt buộc.
Người lao động không được trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc trong lúc tạm giam
Thêm một thiệt thòi khác cho người lao động bị tạm giam là khi nghỉ việc sẽ không nhận được trợ cấp thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian tạm giam.
Căn cứ Khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 quy định Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Tìm được việc làm;
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
- Hưởng lương hưu hằng tháng;
- Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
- Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
- Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
- Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
- Chết;
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tòa án tuyên bố mất tích;
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
Chính vì vậy, người lao động bị tạm giam sẽ không được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian bị tạm giam.
Chủ tịch Tập đoàn BRGNguyễn Thị Nga thường được gọi với cái tên Madame Nga, là một trong những nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam.
Nguồn: [Link nguồn]