Ngoài Việt Nam, Mỹ chính là “đích” đến của tỷ phú Phạm Nhật Vượng
Thông tin liên quan tới Đại hội cổ đông của Vingroup đã giúp bộ ba VIC, VHM, VRE rục rịch tăng điểm ngay từ đầu phiên giao dịch sáng.
Chốt phiên giao dịch chứng khoán 28/5, VN-Index tăng 3,9 điểm (0,46%) lên 861,39 điểm. HNX-Index cũng tăng 0,74 điểm (0,68%) lên mốc 109,64 điểm. UPCOM-Index tăng 0,08 điểm (0,15%) lên mốc 55,01 điểm.
VN-Index tăng 3,9 điểm (0,46%) lên 861,39 điểm.
Thanh khoản trên cả 3 sàn tăng so với phiên trước đó với tổng giá trị giao dịch đạt 8 nghìn tỷ đồng. Tương đương với khối lượng giao dịch hơn 377 nghìn cổ phiếu.
Toàn sàn có 285 mã tăng cùng 48 mã tăng trần, 307 mã giảm và 32 mã giảm sàn.
Trong đó, VCB, BID và VRE tăng 2,2% là 3 mã tác động tích cực nhất tới chỉ số khi đóng góp cho VN-Index lần lượt 1,7; 1,05 và 0,95 điểm. Ở chiều ngược lại, GAS, EIB và VNM là những mã tác động tiêu cực nhất tới thị trường.
Bộ ba cổ phiếu họ Vin đồng loạt tăng điểm.
Trong phiên hôm nay, việc 3 mã cổ phiếu họ Vin đồng loạt tăng điểm không có gì bất ngờ, nhất là cổ phiếu VHM và VRE có mức tăng khá tốt bởi đây là ngày các cổ đông của Tập đoàn Vingroup mong chờ - ngày tổ chức đại hội cổ đông.
Chốt phiên, VIC tăng nhẹ 0,1% lên mốc 97.000 đồng với khối lượng khớp lệnh vào khoảng 314 nghìn cổ phiếu. Tương tự, VHM cũng tăng nhẹ 0,4% lên mốc 75.000 đồng/cổ phiếu nhưng với khối lượng khớp lệnh cao hơn đạt 4,3 triệu cổ phiếu.
Đáng chú ý, VRE vừa có phiên ấn tượng với mức tăng 5,49% đưa mã cổ phiếu này lên mốc 26.900 đồng/cổ phiếu. Khối lượng khớp lệnh toàn phiên cũng khá ấn tượng với hơn 6,4 triệu cổ phiếu.
Được biết, sáng nay, tại buổi trao đổi với cổ đông, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng đã thông tin về một số mảng kinh doanh khác của tập đoàn như du lịch khách sạn hay sản xuất công nghiệp.
Đại hội cổ đông của Tập đoàn Vingroup được tổ chức sang 28/5.
Do tác động của dịch Covid-19, người đứng đầu Vingroup cho biết năm nay là năm rất khó khăn đối với mảng du lịch – vui chơi giải trí của Vinpearl. Trong bối cảnh này, tập đoàn vẫn kiên trì đi theo hướng kêu gọi, thúc đẩy kích cầu du lịch nội địa, chưa mở cửa cho khách nước ngoài vì rất rủi ro.
Ông Vượng cho biết đối với mảng kinh doanh mới là sản xuất công nghiệp, VinFast hiện nay đang nghiên cứu các thị trường để xuất khẩu, còn Vinsmart đã xuất khẩu đi một số nước. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, chiến lược của tập đoàn là cả VinFast và VinSmart ngoài Việt Nam thì chỉ tập trung vào 1 thị trường, đó là thị trường Mỹ.
Vingroup coi Mỹ là một thị trường trọng điểm và là thị trường rất khó, bởi nếu làm được ở thị trường khó nhất thì câu chuyện vào các thị trường khác sẽ đơn giản, dễ dàng hơn. Sau khi làm thành công, đạt đến sản lượng nhất định ở thị trường Mỹ mới triển khai tiếp các thị trường khác.
Ông Vượng cho biết, đây là phép thử cho toàn bộ hệ thống vì nếu sản phẩm làm ra không tốt, giá cả không cạnh tranh, thì đương nhiên sẽ không có logic để tồn tại.
Ông Vượng cho biết thêm, Vingroup sẽ chấp nhận bù lỗ cho mảng công nghiệp trong 3-5 năm. Sau đó, mảng công nghiệp mới có thể hòa vốn EBITDA nhưng lúc bấy giờ đã có thị phần rất tốt ở Việt Nam và cũng có chỗ đứng nhất định ở thị trường Mỹ. Mục tiêu của Vingroup là thị phần chứ không phải lợi nhuận và miếng bánh thị trường vẫn còn rất lớn. Vingroup đã chạy thử nghiệm chiếc ô tô điện đầu tiên, còn smartphone đã bán ra được 1,2 triệu chiếc.
Trong quý đầu năm, mảng sản xuất của Vinsmart và VinFast đạt gần 3.300 tỷ đồng doanh thu, tăng hơn 2.000 tỷ so với cùng kỳ.
Do những tác động của Covid-19, Vingroup xác định 2020 là năm thắt lưng buộc bụng, đặt mục tiêu 145.000 tỷ doanh thu và 5.000 tỷ LNST. So với kết quả đạt được năm 2019, doanh thu Vingroup tăng 11% nhưng lợi nhuận giảm 35%.
Nguồn: [Link nguồn]
Nội thất bên trong toà lâu đài chủ yếu là gỗ quý và đá nguyên khối được chuyển từ nhiều nơi trên cả nước về rất...