OceanBank đại hạ giá khoản nợ hơn 800 tỷ đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau 3 lần rao bán bất thành, Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) tiếp tục bán đấu giá khoản nợ của công ty CP Xây dựng và phát triển đô thị, ông chủ của Dự án đầu tư xây dựng sân golf Đầm Vạc và Khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm Đầm Vạc (Vĩnh Phúc), với mức giá giảm hơn 110 tỷ đồng so với lần đầu rao bán vào cuối tháng 3.

Khoản nợ bán mãi không ai mua

Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) vừa tiếp tục thông báo bán đấu giá khoản nợ hơn 800 tỷ đồng của Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị (CUD) với giá khởi điểm là 692,7 tỷ đồng. Theo đó, khoản nợ xấu của CUD tại OceanBank phát sinh theo hợp đồng tín dụng từ tháng 8/2007, và tổng dư nợ tạm tính đến hết ngày 7/4 là hơn 807,9 tỷ đồng, trong đó nợ gốc chiếm 229,8 tỷ đồng, còn lại là tổng tiền lãi và tiền phạt.

Được biết, đây là lần thứ 4 OceanBank rao bán khoản nợ của CUD và mức đấu giá lần này giảm hơn 110 tỷ đồng so với lần đầu rao bán vào cuối tháng 3.

Theo thông báo của OceanBank, tài sản bảo đảm cho khoản nợ là toàn bộ tài sản gắn liền với hơn 50 ha đất thuộc quyền sử dụng của CUD trong thời hạn đến ngày 3/2/2054 tại xã Thanh Trù, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Tài sản gắn liền đất gồm các tài sản đã và đang hoặc sẽ hình thành trong tương lai, bao gồm sân golf, công trình câu lạc bộ, công trình khách sạn 5 sao, hệ thống giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, khu bảo dưỡng sân golf, các công trình phụ trợ khác,…

Đáng chú ý, khu đất nói trên được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận đầu tư xây dựng dự án sân golf Đầm Vạc và khu biệt thự, nhà vườn Mậu Lâm Đầm Vạc, thị xã Vĩnh Yên từ năm 2014 và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 sân golf và khu biệt thự, nhà vườn Mậu Lâm Đầm Vạc, thành phố Vĩnh Yên (lần 1) năm 2013. CUD là chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng sân golf Đầm Vạc và khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm Đầm Vạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

CUD thua lỗ

Liên quan đến dự án đầu tư xây dựng sân golf Đầm Vạc, OceanBank cho biết ngày 26/11/2009, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1946 về việc phê duyệt quy hoạch sân golf đến năm 2020. Trong đó, dự án của CUD thuộc diện phải chia tách hoạt động sân golf độc lập với khu đô thị. Vì vậy, CUD đã dùng các tài sản là sân golf góp vốn vào pháp nhân mới để vận hành, quản lý khai thác phần sân golf, với danh xưng Công ty cổ phần Khu nghỉ dưỡng và Sân golf Đầm Vạc (Công ty Đầm Vạc).

Sau khi thành lập pháp nhân mới, các cổ đông cũ và cổ đông mới tại CUD đã hoán đổi cổ phần sang Công ty Đầm Vạc, từ đó phát sinh một khoản công nợ phải thu từ các cổ đông hoán đổi với số tiền 276,7 tỷ đồng.

Vì vậy, OceanBank cho biết đây là vi phạm của CUD, do không thực hiện đúng nghĩa vụ của bên thế chấp. Vì thế Oceanbank đã yêu cầu doanh nghiệp trả lại nguyên trạng tài sản thế chấp, nhưng đến nay CUD vẫn chưa thực hiện được.

Những năm qua tình hình kinh doanh của CUD liên tục thua lỗ, khiến doanh nghiệp lâm vào cảnh âm vốn chủ sở hữu

Những năm qua tình hình kinh doanh của CUD liên tục thua lỗ, khiến doanh nghiệp lâm vào cảnh âm vốn chủ sở hữu

Theo nhiều nguồn tin, CUD được thành lập ngày 16/4/2004, có trụ sở chính ở TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Tính đến cuối năm 2016, vốn điều lệ của CUD ở mức 110 tỷ đồng.

Được biết, những năm qua tình hình kinh doanh của CUD liên tục thua lỗ, khiến doanh nghiệp lâm vào cảnh âm vốn chủ sở hữu. Trong đó, tính đến ngày 31/12/2020, nợ ngắn hạn đã bỏ xa tài sản ngắn hạn (1.708 tỷ đồng và 1.075 tỷ đồng) với chênh lệch trên 630 tỷ đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chủ tịch doanh nghiệp có khoản nợ hơn 4.800 tỷ đồng đang được BIDV rao bán là ai?

Trước khi bị BIDV rao bán khối nợ hơn 4.800 tỷ, doanh nghiệp này cũng từng bị ngân hàng MSB thu hồi hàng trăm biệt thự để xử lý nợ xấu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lập Đông ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN