Ngân hàng cho vay dự án, khách hàng mua an toàn hơn?

Hay tin chủ đầu tư vay vốn ngân hàng xây dự án, khách hàng thường lo lắng, tuy nhiên theo các chuyên gia, việc làm này đánh giá được uy tín, năng lực của chủ đầu tư.

Minh bạch hơn khi ngân hàng cho vay

Phần lớn các doanh nghiệp BĐS xây dựng dự án hiện này đều vay vốn ngân hàng. Luật nhà ở có nhiều thay đổi nhưng luôn tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

Từ ngày 1/1/2019, nguồn vốn vay ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 45% xuống còn 40%, đồng thời tăng hệ số rủi ro với các khoản vay BĐS từ 150% lên 200%. Điều này khiến van tín dụng vào BĐS hẹp hơn. Tuy nhiên, việc siết tín dụng này sẽ giúp thị trường BĐS minh bạch hơn. Những dự án được ngân hàng cho vay sẽ được thẫm định kỹ và người mua sẽ an toàn hơn.

Ngân hàng cho vay dự án, khách hàng mua an toàn hơn? - 1

Dự án thế chấp ngân hàng là hoạt động giao dịch bình thường của doanh nghiệp

Theo chuyên gia kinh tế Phan Giao Trí, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc thù vừa mang tính chất kinh doanh vừa mang tính chất kiểm soát. Theo quy định, tỷ lệ vốn tự có bắt buộc tối thiểu của một doanh nghiệp là 20%. Số còn lại doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng hoặc thực hiện các hình thức huy động vốn khác. Việc ngân hàng đang bị kiểm soát chặt chẽ hiện nay, hầu như không có chỗ cho những dự án tay không bắt giặc có thể tiếp cận nguồn vốn này. Bởi doanh nghiệp phải qua quy trình kiểm soát chặt chẽ mới được thế chấp, vay vốn, phải có tài sản hợp lệ để thế chấp rõ ràng.

Người mua an toàn hơn

Quan hệ mua bán giữa khách hàng tại dự án đã được ngân hàng tài trợ vốn là quan hệ ba bên gồm khách hàng – chủ đầu tư – ngân hàng. Rõ ràng khách hàng là người có quyền lựa chọn dự án tốt để mua, chủ đầu tư có quyền lựa chọn ngân hàng tốt để vay và ngân hàng có quyền thẩm định kỹ trước khi rót vốn.

Theo Điều 147 – Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7/2015, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.

Tương tự, quy định của Điều 56 – Luật Kinh doanh Bất động sản, chủ đầu tư muốn bán nhà hình thành trong tương lai phải có ngân hàng bảo lãnh. Mà muốn ngân hàng bảo lãnh thì đương nhiên phải có tài sản thế chấp. 

“Việc thế chấp dự án được thực hiện theo quy định pháp luật. Trách nhiệm còn lại là của ngân hàng phải thẩm định về mặt pháp lý và năng lực của chủ đầu tư. Những dự án thế chấp ngân hàng là dự án đã được thẩm định về các mặt pháp lý và năng lực chủ đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có lịch sử vay – trả tốt, làm ăn uy tín mới được ngân hàng cho vay. Ngược lại những doanh nghiệp rơi vào nợ xấu tất nhiên ngân hàng sẽ không cho vay, nhưng không phải ai cũng hiểu điều này” - Luật sư Hồ Diệp (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhấn mạnh.

Ngoài ra, khi chủ đầu tư và ngân hàng ký kết hợp đồng chắc chắc đã cam kết rõ sẽ giải chấp từng phần các căn hộ và chủ đầu tư cũng phải đăng ký tiến độ giải chấp với ngân hàng thì ngân hàng mới đồng ý cho vay. Điều đáng nói, hiện nay, người mua nhà chỉ cần nghĩ tới thế chấp ngân hàng đã tỏ ra lo lắng, nhưng ít biết rằng, từ trước đến nay, gần như dự án nào cũng phải thế chấp mới có đủ nguồn vốn để triển khai dự án và đây là nghiệp vụ thông thường của ngân hàng và doanh nghiệp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN