Nằm giữa mỏ dầu "siêu khủng", quốc gia này vẫn chật vật, đối mặt với khủng hoảng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Giá khí đốt cao ngất trời và biến động thị trường đang đè nặng lên Argentina. Mặc dù là một trong những quốc gia giàu khí đốt nhất thế giới, Argentina đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng.

Tình trạng thiếu nhiên liệu đang gây ra bất ổn chính trị và xã hội ở Argentina, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực khi các nhà vận chuyển ngũ cốc của quốc gia Nam Mỹ này kêu gọi đình công trước giá nhiên liệu cao ngất trời trong mùa thu hoạch đậu nành và ngô.

Một đòn giáng mạnh vào hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Argentina sẽ gây ra những hậu quả sâu rộng cả trong và ngoài nước, vì quốc gia này là một nhà xuất khẩu lớn trên quy mô toàn cầu. Theo Reuters, “quý II của năm là thời điểm thu hoạch số lượng lớn đậu nành và ngô".

Nằm giữa mỏ dầu "siêu khủng", quốc gia này vẫn chật vật, đối mặt với khủng hoảng - 1

Trớ trêu thay, Argentina là một trong những quốc gia giàu khí đốt nhất trên thế giới, nhưng chính phủ đang phải đối mặt với khả năng rất thực tế là tài nguyên thiên nhiên sẽ phải bị chia nhỏ khi cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu gia tăng do ảnh hưởng từ thảm họa chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra và cuộc chiến đang diễn ra của Nga ở Ukraine.

“Mặc dù có trữ lượng dầu khí đá phiến sánh ngang với Appalachia, thứ giúp Mỹ trở thành quốc gia xuất khẩu dầu khí lớn, lĩnh vực sản xuất khí đốt tại Argentina trong nhiều năm nay vẫn không thể đáp ứng nhu cầu trong nước, chứ chưa nói gì đến nhu cầu toàn cầu’’, tờ Bloomberg giải thích.

Argentina từ lâu đã mơ trở thành cường quốc đá phiến nhờ trữ lượng khổng lồ. Tuy nhiên, “môi trường kinh doanh tồi tệ kinh niên” và nền kinh tế trì trệ đã dẫn đến sự kém phát triển của lĩnh vực này và không đủ năng lực đường ống để vận chuyển khí đốt từ Patagonia xa xôi đến các khu vực đô thị và công nghiệp.

Kết quả là Argentina không những không trở thành nhà xuất khẩu lớn đối với LNG mà còn không thể thiết lập sự độc lập về năng lượng, thay vào đó phải dựa vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên (chủ yếu từ Hoa Kỳ và Qatar).

Điều này khiến Argentina phải cạnh tranh với các nền kinh tế lớn hơn nhiều đối với các lô hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) quý giá trên thị trường quốc tế ngay khi mùa đông bắt đầu ở Nam bán cầu và nhu cầu về năng lượng mở rộng.

Tuần này, Tổng thống mới của Chile Gabriel Boric đã có chuyến công du chính thức đầu tiên ra nước ngoài để bàn bạc về tình trạng thiếu nhiên liệu với Tổng thống Argentina Alberto Fernandez. Bộ trưởng Kinh tế Argentina, Martin Guzman và Bộ trưởng năng lượng Chile, Claudio Huepe Minoletti, đã ký một tuyên bố chung về hợp tác năng lượng song phương trong bối cảnh khủng hoảng.

Tuy nhiên, thỏa thuận không nhằm mục đích đưa thêm khí đốt vào Argentina, mà là thiết lập lại hoạt động xuất khẩu sang Chile và phác thảo việc khôi phục đường ống Neuquen-Biobio. Mặc dù điều này có thể mang lại một số tiền mặt rất cần thiết cho nền kinh tế Argentina, nhưng nó không thể giúp Argentina lấp đầy khoảng trống LNG của mình.

Nếu lĩnh vực đá phiến của nước này được phát triển để đạt được tiềm năng đầy đủ, Argentina không chỉ không phụ thuộc vào năng lượng mà còn có thể bán bớt LNG dư thừa. Để đạt được điều này đòi hỏi một biện pháp hỗ trợ chính sách và đầu tư không nhỏ, cả hai đều khó có thể đạt được trong lịch sử chính trị Argentina.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Oil Price) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN