Mở hàng đầu năm, thị trường tiền tệ diễn biến "lạ" vì dịch Corona
Thị trường tiền tệ, lãi suất tăng trở lại trên liên ngân hàng sau khi đã giảm rất mạnh trước đó. Trong khi đó, thị trường ngoại hối được dự báo một năm nhiều diễn biến khó lường
Trong 5 ngày giao dịch trước và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, NHNN đều đặn phát hành 5.000 tỷ đồng tín phiếu/phiên với kỳ hạn 91 ngày, lãi suất phiên đầu tiên (20/1/2020) là 2.8%/năm nhưng sau đó giảm dần về mức 2.65%/năm.
Tính chung lại, kênh mua kỳ hạn vẫn không có giao dịch, NHNN đã hút ròng 25 nghìn tỷ đồng qua kênh tín phiếu và đây cũng là toàn bộ giao dịch phát sinh trên thị trường mở trong cả tháng 1 vừa qua. Tuy nhiên, NHNN đã mua một lượng khá lớn ngoại tệ trong tháng 1/2020 nên thực chất một lượng tiền đồng đã được bơm ra thị trường, hỗ trợ nhu cầu tiền mặt trong giai đoạn cao điểm.
Lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng tăng trong những ngày vừa qua nhưng mức tăng không quá lớn và vẫn nằm trong khoảng lãi suất điều hành (tín phiếu – OMO). Chốt tháng, lãi suất qua đêm ở mức 3.08%/năm , lãi suất kỳ hạn 1 tuần là 3.44%/năm, chênh lệch lãi suất VND-USD được nới rộng lên mức 1.5% với kỳ hạn qua đêm.
Trên thị trường 1, lãi suất tiền gửi ổn định ở mức 4.1-5.0%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5.3-7.4%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6.4-7.5%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng.
USD - Một năm nhiều biến động khó lường
Tâm lý lạc quan sau thỏa thuận giai đoạn 1 Mỹ - Trung ngày 15/1 bị phủ bóng ngay sau đó bởi đại dịch nCoV. WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục lan rộng với tâm điểm là Trung Quốc. Vị thế trọng yếu của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu thời điểm hiện tại khiến cho thiệt hại ước tính với sản lượng kinh tế toàn cầu do đợt bùng phát dịch này có thể lớn hơn nhiều so với mức thiệt hại 40 tỷ USD của dịch SARS năm 2003. Tỷ giá USD/CNY tăng về vùng trên 7.0
Các thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu sụt giảm 10.3% trong nửa cuối tháng 1 trong khi vàng không ngừng leo cao và đạt đỉnh 1.587 USD/oz – mức cao nhất kể từ 4/2013 đến nay; JPY và CHF cũng tăng giá lần lượt là 1.64% và 0.53% trong khi hầu hết các đồng tiền khác giảm giá so với USD.
Riêng GBP tăng giá tới 1.3%, trở về mức 1.3205USD/GBP sau khi nước Anh chính thức rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) vào ngày 31/1/2020 sau tiến trình Brexit dai dẳng. Anh và EU sẽ bước vào giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 11 tháng để hai bên đàm phán ký kết thỏa thuận thương mại. EUR gần như đi ngang, DXY giảm về 97.3 do sự lên giá của JPY và GBP.
Dù nguồn cung ngoại tệ trong nước vẫn rất dồi dào nhưng chịu ảnh hưởng từ diễn biến toàn cầu, tỷ giá USDVND cũng nhích tăng 5đ/USD chiều mua vào và 25đ/USD chiều bán ra trên ngân hàng, lên mức 23.100/23.270; tăng 30đ/USD chiều mua vào và 120đ/USD chiều bán ra trên thị trường tự do, lên mức 23.200/23.300. Chênh lệch tỷ giá mua vào và bán ra nới rộng, hiện ở mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng thêm 39đ/USD, lên mức đỉnh mới là 23.196đ/USD trong khi tỷ giá mua vào của NHNN vẫn được giữ nguyên ở mức 23.175đ/USD.
Tính chung cả tháng 1, tỷ giá USDVND gần như đi ngang và chỉ tăng vào ngày cuối tháng trước áp lực từ diễn biến quốc tế. Cung cầu ngoại tệ trong nước vẫn khá ổn định, thêm vào đó là chênh lệch lãi suất VND-USD nới rộng trên liên ngân hàng sẽ hạn chế các biến động của tỷ giá USDVND trong bối cảnh khó lường hiện tại.
Nguồn: [Link nguồn]
Sau khi Bộ Tài chính (BTC) Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần giám sát về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước...