Máy bay đắp chiếu vì dịch Covid-19, nghề "mổ xác máy bay" phát triển mạnh
Số phận của những chiếc máy bay bị xếp xó trên thế giới đang được theo dõi chặt chẽ bởi những công ty buôn bán vật liệu hàng không đã qua sử dụng.
Những công ty tháo dỡ, buôn bán bộ phận máy bay đang nhìn thấy cơ hội lớn khi nhiều hãng hàng không tăng tốc thải loại phi cơ vì Covid-19. Dịch bệnh khiến nhiều máy bay trên thế giới bị xếp xó và một số được các hãng quyết định cho "về hưu" sớm để tiết kiệm chi phí. Điều này khiến thị trường tháo dỡ, mua bán các bộ phận máy bay bận rộn hơn.
Người đứng đầu công ty hàng không vũ trụ thương mại GA Telesis (Mỹ) cho biết đã có 5 hãng hàng không đặt hàng công ty tháo dỡ máy bay. Ở bên kia biên giới, Aerocycle của Canada lần đầu tiên đấu thầu mua máy bay để tháo dỡ và bán lại các bộ phận, thay vì chỉ tái chế máy bay theo lô hàng từ các hãng vận tải, CEO của công ty cho biết.
Covid-19 khiến hàng nghìn máy bay phải đắp chiếu trong kho (Nguồn: Reuters)
Số phận của những chiếc máy bay bị xếp xó trên thế giới đang được theo dõi chặt chẽ bởi những công ty buôn bán vật liệu hàng không đã qua sử dụng. Một báo cáo từ chuyên gia tư vấn Oliver Wyman dự báo sẽ có “một cơn sóng thần về nhu cầu” đối với các bộ phận như vậy khi các hãng hàng không tìm cách giảm thiểu chi phí vận hành.
Các hãng hàng không liên tục tìm kiếm các bộ phận còn dùng được từ những chiếc máy bay đã cũ để sử dụng cho những chiếc máy bay mới hơn đang cần bảo dưỡng. Điều đó cho phép họ tiết kiệm chi phí bảo trì, sửa chữa và theo ước tính của Naveo Consultancy là có quy mô 50 tỷ USD.
Các công ty như International Aircraft Associates (IAA) có trụ sở tại Florida đang theo dõi các hãng hàng không nào muốn cắt giảm lỗ và quyết định “mổ xẻ” máy bay của họ để bán các bộ phận. “Nếu họ làm điều đó, đó là lúc những người như chúng tôi muốn sẵn sàng,” Chủ tịch IAA Mitch Weinberg nói.
Tuy nhiên, sự sôi động của thị trường này cũng kéo theo một số vấn đề quan ngại. Một giám đốc điều hành trong ngành cho biết anh ta đã tránh mua các bộ phận cũ vì lo sợ chúng sẽ tiếp tục mất giá hoặc giảm giá khi quá nhiều máy bay bị tháo dỡ.
Nhìn thấy cơ hội trong ngành buôn bán bộ phận máy bay cũ, nhiều công ty tái chế máy bay nhỏ đã thuê giám đốc phát triển kinh doanh mới để thực hiện các thương vụ mua máy bay thải loại.
Theo công ty dữ liệu Cirium, số lượng máy bay bị tháo dỡ để lấy các bộ phận hoặc phế liệu có thể tăng gấp đôi, lên 1.000 chiếc mỗi năm cho đến năm 2023, tăng từ khoảng 400 lên 500 chiếc mỗi năm kể từ năm 2016. Dự kiến đại dịch khiến số lượng hành khách năm 2020 giảm 55%, khiến các máy bay cũ phải dừng bay sớm.
Nguồn: [Link nguồn]
Do ảnh hưởng nghiêm trọng vì đại dịch Covid-19, Công ty Suất ăn Hàng không Nội Bài vừa báo cáo doanh thu quý II cho thấy...