Lương lãnh đạo doanh nghiệp: Người hưởng chục tỷ, người nhận 0 đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Trong số các doanh nghiệp đã công khai mức lương của ban lãnh đạo, có người hưởng mức thu nhập chục tỷ nhưng có người lại sẵn sàng nhận thù lao 0 đồng cho cả năm.

"Nữ tướng" Kinh Bắc City nhận lương

Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông của Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (Kinh Bắc, mã cổ phiếu KBC), Tổng giám đốc Nguyễn Thị Thu Hương có thu nhập 6,5 tỷ đồng trong năm 2020. Con số thu nhập đó đã bao gồm cả phần thuế thu nhập phải nộp của bà Hương là gần 3,2 tỷ đồng. Ngoài ra, việc là thành viên hội đồng quản trị của Kinh Bắc đem về cho nữ doanh nhân sinh năm 1971 thêm 100 triệu đồng tiền thù lao.

Tính trung bình, mỗi tháng cống hiến cho Kinh Bắc City đem lại cho bà Hương tổng thu nhập hơn 500 triệu đồng. Tính theo biểu thuế thu nhập cá nhân, bà Hương phải chịu mức thuế suất 35% (trên 80 triệu đồng/tháng).

Chi tiết chi phí thù lao và tổng thu nhập chịu thuế của Tổng giám đốc Nguyễn Thị Thu Hương.

Chi tiết chi phí thù lao và tổng thu nhập chịu thuế của Tổng giám đốc Nguyễn Thị Thu Hương.

Thu nhập của bà Hương cao hơn tổng số của các thành viên trong ban điều hành cộng lại, bao gồm: ông Phạm Phúc Hiếu – Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Người được ủy quyền công bố thông tin nhận 2,4 tỷ đồng (200 triệu đồng/tháng); bà Nguyễn Mỹ Ngọc – Phó Tổng giám đốc nhận 1,8 tỷ đồng (150 triệu đồng/tháng); ông Phan Anh Dũng – Phó Tổng giám đốc.

Đáng chú ý, ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT, cũng là nhân vật gắn liền với sự hình thành và phát triển của Kinh Bắc gần hai thập kỷ qua lại không nhận thù lao.

Bà Nguyễn Thị Thu Hương sinh năm 1971, được bổ nhiệm làm tổng giám đốc Kinh Bắc từ năm 2012, thay cho ông Đặng Thành Tâm (hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị). Bà có trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh và là tiến sĩ khoa học kinh tế.

Một lãnh đạo khác giữ chức CEO tập đoàn có quy mô vốn nghìn tỷ là ông Danny Le – Tổng giám đốc Tập đoàn Masan cũng nhận mức thù lao kỷ lục. Cụ thể, ông Le hưởng thu nhập 9,535 tỷ đồng trong năm 2020, ông Le vừa được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Masan Group từ ngày 19/6/2020 đến ngày 31/12/2020.

Thu nhập của Tổng giám đốc Tập đoàn Masan Danny Le là 9,535 tỷ đồng.

Thu nhập của Tổng giám đốc Tập đoàn Masan Danny Le là 9,535 tỷ đồng.

Trước khi gia nhập Masan, ông Danny Le (sinh năm 1984) là chuyên viên phân tích, bộ phận ngân hàng đầu tư tại Morgan Stanley trong giai đoạn 2006-2010. Khoảng thời gian này, ông Danny Le đã thực hiện nhiều thương vụ M&A và các giao dịch trên thị trường vốn và tư nhân hoá cho nhiều khách hàng trên toàn cầu.

Gia nhập Masan Group vào năm 2010, ông Danny đảm nhiệm vị trí giám đốc chiến lược và phát triển của Masan từ đó tới nay.

Ông Danny Lê cũng là người phụ trách nền tảng mua bán và sáp nhập của Masan. Ngoài ra, ông còn là phó chủ tịch của Masan Nutri-Science, thành viên HĐQT của Masan Consumer Holdings và Masan Brewery. Thậm chí, ông từng đảm nhiệm vị trí tổng Giám đốc của Masan Nutri-Science.

Chủ tịch lại nhận lương 0 đồng

Trong khi, ông Danny Le nắm giữ vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn Masan nhận mức lương gần chục tỷ thì Chủ tịch Tập đoàn ông Nguyễn Đăng Quang nhận thù lao 0 đồng. Không chỉ có mình ông Quang mà các thành viên trong Hội đồng Quản trị (HĐQT) Masan gồm bà Nguyễn Hoàng Yến, ông Nguyễn Thiều Nam, ông Nguyễn Đoan Hùng, ông Woncheol Park, ông David Tan Wei Ming cũng đều nhận thù lao 0 đồng. Năm 2019, HĐQT Masan cũng không nhận thù lao.

Tương tự, ông Trương Giang Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT cũng nhận thù lao 0 đồng. Bên cạnh đó còn có Phó Chủ tịch Bùi Quang Ngọc và ủy viên Thành viên HĐQT Đỗ Cao Bảo nhận mức thù lao như vậy.

Ông Trương Giang Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT. (Ảnh: FPT)

Ông Trương Giang Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT. (Ảnh: FPT)

Trong khi đó, 2 ủy viên HĐQT là ông Hamaguchi Tomokazu (nguyên Chủ tịch kiêm CEO của NTT Data Corporation, Chủ tịch Hiệp hội Dịch vụ Công nghệ thông tin Nhật Bản) và ông Dan E Khoo (Chủ tịch danh dự Liên minh Công nghệ thông tin Thế Giới WITSA) nhận thù lao 2,326 tỷ đồng/năm, tương đương 193,8 triệu đồng/tháng.

Cũng giống như trường hợp của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, Chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng của công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng không ngoại lệ với 7 năm liên tiếp "từ chối" thù lao của doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thanh Phượng và các thành viên HĐQT Chứng khoán Bản Việt. (Ảnh: VCSC)

Bà Nguyễn Thanh Phượng và các thành viên HĐQT Chứng khoán Bản Việt. (Ảnh: VCSC)

Ngoài ra, còn có một số thành viên trong HĐQT như ông Nguyễn Bảo Hoàng, ông Tô Hải, ông Huỳnh Richard Lê Minh, ông Nguyễn Quang Bảo và ông Trần Quyết Thắng cũng từ chối nhận thù lao.

Bà Nguyễn Thanh Phượng từng chia sẻ trong tại phiên họp ĐHĐCĐ năm 2018 về việc các thành viên trong HĐQT VCSC không nhận thù lao. "Gần như từ lúc niêm yết đến giờ VCSC chỉ nhận thù lao một năm duy nhất. Chúng tôi vẫn duy trì truyền thống không nhận thù lao, không có một lý do gì cụ thể", bà Phượng nói khi ấy.

Những công việc lương 80-100 triệu/ tháng vẫn khát nhân sự ở Việt Nam

Với xu hướng chuyển đổi công nghệ số, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cũng có sự thay đổi rõ rệt, nhiều vị trí được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Linh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN