Là chủ nợ siêu lớn của Mỹ, nguy cơ nào có thể xảy ra với Trung Quốc?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại vào năm 2018, đã có nhiều lo ngại về việc Trung Quốc có thể vũ khí hóa việc giữ nợ của Mỹ như một cách để trả đũa thuế quan thương mại

Số nợ của Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ bao gồm tín phiếu, giấy bạc và trái phiếu do Bộ Tài chính Hoa Kỳ thay mặt chính phủ liên bang phát hành để tài trợ cho thâm hụt ngân sách hàng năm và đáo nợ hiện có.

Tính đến cuối tháng 9, tổng dư nợ của Mỹ là 20,4 nghìn tỷ USD. Trong số này, Trung Quốc nắm giữ 1,06 nghìn tỷ USD, đứng thứ hai sau Nhật Bản với 1,27 nghìn tỷ USD, theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Mỹ.

Là chủ nợ siêu lớn của Mỹ, nguy cơ nào có thể xảy ra với Trung Quốc? - 1

Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ cảnh báo rằng dữ liệu có thể không cung cấp con số “thống kê chính xác về quyền sở hữu của từng quốc gia” đối với số trái phiếu Kho bạc Mỹ vì trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng có thể được giữ trong các tài khoản lưu ký ở nước ngoài mà có thể không thuộc về chủ sở hữu thực tế. Các nhà phân tích thị trường luôn nghi ngờ trong nhiều năm rằng Trung Quốc sử dụng các công ty chứng khoán ở các nước khác để mua thêm nợ của Mỹ.

Trung Quốc đã có thặng dư thương mại lớn về hàng hóa và dịch vụ trong nhiều năm, có nghĩa là nước này xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Do đó, thu nhập bằng đồng USD của quốc gia ngày tăng lên. Vì vậy, Trung Quốc cần tích lũy đồng USD bằng việc mua tài sản bằng USD khác. Những tài sản này cũng được nằm trong quỹ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc. Hiện Trung Quốc là nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới với 3.128 tỷ USD.

Mặc dù Trung Quốc không tiết lộ công khai tài sản dự trữ ngoại hối mà họ đã đầu tư vào, nhưng họ đã duy trì một lượng nắm giữ đáng kể - khoảng một phần ba - trong tổng số nợ chính phủ Mỹ, phần lớn do vị thế là “nơi trú ẩn an toàn” cho đầu tư trong thời kỳ hỗn loạn. Đây là "nơi trú ẩn an toàn" bởi chính phủ Mỹ chưa bao giờ vỡ nợ.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vào năm 2018, ngày càng có nhiều lo ngại rằng Trung Quốc có thể "xóa sổ" khoản nợ đang nắm giữ như một cách để trả đũa thuế quan thương mại.

Nếu Trung Quốc bắt đầu bán phá giá nợ của Mỹ, điều này có thể gây ra tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu, khiến lãi suất của Mỹ cao hơn và có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Nhưng việc bán tháo đột ngột cũng có thể khiến tỷ giá đô la Mỹ giảm so với đồng nhân dân tệ, khiến hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn. Và đồng đô la yếu hơn sẽ dẫn đến việc Trung Quốc kiếm được ít tiền hơn từ việc bán trái phiếu, tính theo đồng nhân dân tệ.

Vào tháng 8 năm 2015, Trung Quốc đã cắt giảm nắm giữ Kho bạc Mỹ khoảng 180 tỷ USD, nhưng động thái này hầu như không mang lại bất kỳ phản ứng nào trên thị trường trái phiếu, cũng như về lãi suất của Mỹ.

Trung Quốc tăng cường mua trái phiếu kho bạc Mỹ bắt đầu từ năm 2000, nhưng lực mua của họ đã lên đến đỉnh điểm vào năm 2014 và lượng nắm giữ của họ đã giảm dần kể từ đó.

Trong khi rõ ràng Trung Quốc muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào nợ chính phủ Mỹ, các chuyên gia tin rằng, Bắc Kinh có khả năng sẽ tiếp tục mua trái phiếu Kho bạc Mỹ, vì có rất ít "sản phẩm thay thế" chi phí thấp khác mà không rủi ro.

Trung Quốc xem xét thực hiện lại kế hoạch toàn cầu hóa đồng nhân dân tệ

Lãnh đạo ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) kêu gọi tăng cường những hỗ trợ chính sách từ chính phủ trong bối cảnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo SCMP) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN