Kinh tế Trung Quốc có thể vượt mặt Mỹ hay không?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Một nghiên cứu mới của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng vượt qua Mỹ vào năm 2028 hoặc 2029, khi gã khổng lồ châu Á nổi lên sau đại dịch Covid-19.

Báo cáo thường niên lần thứ sáu của tổ chức phi lợi nhuận về dự báo trung hạn - được công bố hôm thứ Năm với tiêu đề “Châu Á trong thảm họa coronavirus: Những quốc gia nào đang trỗi dậy?” - đã xem xét tác động của COVID-19 trên 15 nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2035.

Kịch bản tiêu chuẩn của JCER cho thấy Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2029 (nguồn: Nikkei)

Kịch bản tiêu chuẩn của JCER cho thấy Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2029 (nguồn: Nikkei)

Báo cáo này bao gồm hai kịch bản chính: kịch bản “đường cơ sở” hay kịch bản tiêu chuẩn, trong đó khủng hoảng là một sự kiện thoáng qua như động đất và một kịch bản “trầm trọng hơn” tàn phá các xu hướng cấu trúc như toàn cầu hóa, đô thị hóa và đổi mới. Thành công nhanh chóng của Trung Quốc trong việc ngăn chặn virus corona dự kiến sẽ giúp nước này vượt qua Hoa Kỳ vào cuối thập kỷ này.

“Do tác động của loại virus mới, nhiều quốc gia dự kiến sẽ phải hứng chịu tốc độ tăng trưởng âm vào năm 2020. Tuy nhiên, trong khi Covid-19 đã lây lan đến gần như mọi quốc gia trên toàn thế giới, không phải tất cả mọi quốc gia đều bị ảnh hưởng ở mức độ như nhau”, báo cáo ghi chú. “Sự khác biệt hiện tại sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với quy mô kinh tế của các quốc gia trong 15 năm tới.”

Trong năm 2020, chỉ có 3 nền kinh tế là Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng dương. Trái lại, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ nguy cơ tăng trưởng âm hơn 10%, trong khi Philippines được dự báo có tốc độ tăng trưởng âm hơn 8%. Hong Kong, Thái Lan, Canada, Malaysia và Singapore sẽ ghi nhận GDP giảm hơn 6%.

Bất chấp sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc trong những năm gần đây, do những thách thức về nhân khẩu học và đầu tư giảm, nền kinh tế của nước này vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khoảng 3% vào năm 2035. Tại Mỹ, năng suất chậm chạp được cho là sẽ giữ tốc độ tăng trưởng ở mức khoảng 1% trong năm 2035.

Kịch bản tiêu chuẩn của JCER cho thấy Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2029. Và đến năm 2035, quy mô kinh tế của Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông, sẽ đạt 41,8 nghìn tỷ USD - chỉ kém một chút so với quy mô kết hợp của Mỹ và Nhật Bản vào thời điểm đó, ở mức 42,3 nghìn tỷ USD.

Trung Quốc đã sẵn sàng trở thành một quốc gia có thu nhập cao sớm hơn vào năm 2023 và thu nhập bình quân đầu người của nước này sẽ đạt 28.000 USD vào năm 2035 - tương đương với con số của Đài Loan hiện nay.

Kịch bản cơ sở cũng vẽ ra một bức tranh tươi sáng cho Việt Nam, cho thấy sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 6% vào năm 2035 nhờ mức xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Điều này sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam vượt qua Đài Loan vào năm 2035 về quy mô và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở Đông Nam Á sau Indonesia. Việt Nam đã sẵn sàng để đạt được vị thế thu nhập trung bình cao vào năm 2023, với thu nhập bình quân đầu người đạt 11.000 USD vào năm 2035.

Thanh niên bỏ học, vô gia cư trở thành CEO của công ty tỷ đô

Trước khi trở thành lãnh đạo của một công ty khởi nghiệp với giá trị thị trường đạt 1 tỷ USD như hiện nay, Taihei...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Nikkei) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN