Giao đồ ăn thời 4.0: Hai ông lớn đối đầu, khách hàng hưởng lợi?

Grab và Gojek là hai công ty khởi nghiệp từ mảng kinh doanh đi xe chung. Nhưng hiện tại, hai công ty này đang trong cuộc chiến giao đồ ăn quốc tế.

Nanik Soelistiowati, 64 tuổi, chủ sở hữu của một gian hàng chuối chiên ở Tây Jakarta cho biết, cửa hàng của bà đang được hưởng những lợi ích từ cuộc chiến của Grab và Gojek.

Người phụ nữ này chia sẻ, năm 2015, sau khi nghe thông tin từ các con, bà đăng kí dịch vụ giao đồ ăn của Gojek. Doanh thu của cửa hàng đã tăng vọt khi những chiếc xe máy giao hàng vượt qua tình trạng tắc đường thường xuyên tại Jakarta, đưa món chuối chiên của bà đi khắp thủ đô Indonesia.

Năm 2017, Grab tiếp cận bà và đưa ra chiết khấu thấp hơn mức 15% của đối thủ Gojek. Bên cạnh đó, Grab còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mại cho người tiêu dùng. Điều này, càng khiến doanh thu tăng cao, cửa hàng của bà Nanik luôn trong tình trạng “cháy hàng”.

Nhân viên chuẩn bị đơn đặt hàng cho nhân viên Grab tại gian hàng của bà Nanik. Ảnh Bloomberg

Nhân viên chuẩn bị đơn đặt hàng cho nhân viên Grab tại gian hàng của bà Nanik. Ảnh Bloomberg

Grab và Gojek trở thành 2 startup “hot” nhất Đông Nam Á nhờ vào sức mạnh của mảng kinh doanh gọi xe. Nhưng hiện tại, họ đang trong cuộc chiến giao đồ ăn toàn cầu. Florian Hoppe, chuyên gia tại Bain & Co nhận định, cả Grab và Gojek đều nhìn thấy tia sáng, lợi nhuận hấp dẫn của thị trường giao đồ ăn so với mảng kinh doanh đi xe chung. "Hiện tại, thị trường giao đồ ăn nhỏ hơn so với vận chuyển tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, dự kiến, doanh thu mảng này sẽ ngang bằng hoặc vượt so với mảng vận chuyển trong 5 năm tới", Hoppe cho biết.

Chỉ sau 4 năm, Gojek đã phát triển vượt bậc với mạng lưới 400.000 đối tác nhà hàng như Soelistiowati với hơn 50 triệu đơn đặt hàng mỗi tháng, tương đương 1,7 triệu đơn mỗi ngày ở Indonesia, Việt Nam và Thái Lan.

Dù nhập cuộc muộn hơn, nhưng Grab cũng nhanh chóng bắt kịp xu hướng nhờ nguồn vốn khổng lồ từ SoftBank và việc mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á. Theo thống kê, doanh thu của Grab trong năm nay đã tăng gấp 3 lần và gấp đôi số lượng đối tác hàng quán. Đặc biệt, việc thuyết phục bà chủ Soelistiowati cũng đưa đến cho Grab những thành công nhất định. Grab đã mở rộng dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến đến 200 thành phố tại Indonesia.

Đồ ăn được chuẩn bị ở lễ hội Gofood tại sân vận động Gelora Bung Karno. Ảnh Bloomberg

Đồ ăn được chuẩn bị ở lễ hội Gofood tại sân vận động Gelora Bung Karno. Ảnh Bloomberg

Trên thế giới, ngành công nghiệp gọi đồ ăn trực tuyến đã phát triển thành mảng cạnh tranh cao khi các công ty đều ráo riết chiếm lĩnh “miếng bánh lớn” trong thị trường 300 tỷ USD. Tuy nhiên theo số liệu của Euromonitor, mảng giao đồ ăn trực tuyến tại Indonesia chỉ chiếm 1,3% tổng thị trường thực phẩm so với mức 8% tại Mỹ và 12% tại Trung Quốc.

"Chúng tôi vẫn chưa là gì so với thế giới. Chúng tôi thực sự tin rằng đây là một lĩnh vực có cơ hội kinh doanh rất lớn", Catherine Sutjahyo, Giám đốc mảng thực phẩm của Gojek nói.    

Năm 2018, Gojek xử lý khoảng 2 tỷ USD các giao dịch vận chuyển đồ ăn trực tuyến. Công ty này đã sử dụng dữ liệu và máy học để nghiên cứu về thói quen tiêu dùng, hành vi lái xe và giao thông. Vì vậy, khi người dùng mở ứng dụng, Gojek sẽ tính toán vị trí, thời gian, hành vi trong quá khứ để dự đoán mong muốn của khách hàng. GoFood sẽ đề xuất những đơn hàng khách hàng thường đặt và từng đánh giá chất lượng.

Một chiến lược thành công khác của Gojek là tổ chức các bữa tiệc gian hàng thực phẩm tại Sân vận động Gelora Bung Karno ở trung tâm Jakarta để thu hút người tiêu dùng.

Trong khi đó, Grab cũng đã thử nghiệm mô hình bếp chung (GrabKitchen) tại Jakarta từ cuối năm ngoái. Mỗi bếp chung tại khu vực có nhu cầu cao, Grab sẽ thu hút hàng chục đối tác đến mở quầy hàng để kinh doanh nhằm rút ngắn thời gian giao hàng của tài xế trước tình trạng tắc đường thường xuyên ở thủ đô Indonesia. Đồng thời, mô hình này cũng giúp khách hàng có thêm sự lựa chọn đa dạng.

Jeff Perlman – Giám đốc Warburg Pincus có trụ sở tại Singapore chia sẻ, nhu cầu cho mảng vận chuyển đồ ăn tăng cao khi mà công ty ông quyết định đầu tư vào từ 3 năm trước. "Tôi cảm thấy rằng giao đồ ăn sẽ trở thành mảng kinh doanh hàng tỷ USD".

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Các nước Đông Nam Á hưởng lợi?

"Không ai chiến thắng từ chiến tranh thương mại" là điệp khúc được không ít nhà kinh tế học nói đến.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Đan (theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN