Gây chao đảo kinh tế, từ chức sau 6 tuần, Thủ tướng Anh vẫn nhận số tiền “khủng” suốt đời
6 tuần tại vị với nhiều sóng gió, bà Liz Truss trở thành Thủ tướng Anh có nhiệm kỳ ngắn nhất lịch sử. Mặc dù vây, bà Truss vẫn là thủ tướng thứ sáu của nước này có thể nhận được khoản bồi hoàn sau khi rời nhiệm sở.
Tuần trước, tờ Daily Star của Anh đã mở cuộc thăm dò xem liệu vòng đời của cây xà lách hay thời gian còn làm Thủ tướng của bà Liz Truss sẽ kéo dài hơn. Kết quả là cây xà lách đã thắng cuộc. Nhiệm kỳ quá ngắn khiến người ta tính toán được bà Truss dành 2% thời gian làm Thủ tướng để dự đám tang của Nữ hoàng Elizabeth II. Trong khi đó, cuốn sách về con đường đến quyền lực của bà dự kiến xuất bản vào tháng 12 nhiều khả năng sẽ vĩnh viễn nằm kho.
Mặc dù vậy, bà Liz Truss vẫn đủ điều kiện để nhận khoản trợ cấp được trích từ tiền thuế của người dân trong suốt quãng đời còn lại của mình. Mức trần của khoản trợ cấp này là 150.000 bảng Anh (gần 3,2 tỷ VNĐ) một năm.
Đây được gọi là “trợ cấp chi phí công vụ”, một khoản bồi hoàn cho các cựu Thủ tướng sau khi rời nhiệm sở, bù đắp cho những chi phí về nhân sự và tiền lương đặc biệt phát sinh vì “vị trí đặc biệt của họ khi hoạt động cho xã hội”.
Tuy nhiên, điều này đã thu hút sự chỉ trích từ một số đối thủ chính trị của bà Truss, những người đã kêu gọi bà từ chối nhận tiền vì trách nhiệm của bà trong tình trạng hỗn loạn chính trị và kinh tế của nước Anh.
Chính sách kinh tế dưới thời bà Liz Truss được xem là thảm hoạ
Bà Christine Jardine, phát ngôn viên của Văn phòng Nội các Đảng Dân chủ Tự do Anh cho biết: “Không thể nào để bà ấy được phép nhận 115.000 bảng một năm như những người tiền nhiệm gần đây- tất cả họ đều đã giữ chức vụ trong hơn hai năm.”
Bà Jardine nói thêm “Di sản để lại của bà Truss là một thảm họa kinh tế - thế nhưng đảng Bảo thủ lại buộc người nộp thuế phải gánh chịu chi phí…. Hàng triệu người đang phải vật lộn với hoá đơn năng lượng và lãi vay thế chấp mua nhà tăng vọt- kết quả của sự quản lý kinh tế yếu kém của đảng Bảo thủ. "
Khoản tiền trợ cấp này là một khoản thanh toán tiêu chuẩn kể từ khi được giới thiệu vào năm 1991, sau khi Thủ tướng Margaret Thatcher từ chức. Nếu bà Truss chấp nhận, bà sẽ trở thành cựu thủ tướng Anh thứ sáu nhận được khoản trợ cấp suốt đời này. Văn phòng của bà hiện chưa đưa ra bình luận chi tiết.
Theo báo cáo tài chính gần đây nhất do Văn phòng Nội các Anh công bố, 2 cựu thủ tướng Anh là John Major và Tony Blair vẫn đang nhận được số tiền ở mức tối đa là 115.000 bảng Anh một năm.
Tờ Sunday Times đưa tin vào năm 2018 rằng ông Blair cho đến nay đã nhận được 1 triệu bảng Anh (27,5 tỷ VNĐ) từ chương trình này. Cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đủ điều kiện nhận trợ cấp, nhưng số tiền mà ông nhận được sau khi từ chức vào tháng 7 vừa qua vẫn chưa được công khai.
Ngoài ra, Bà Truss cũng được hưởng tiền để trang trải chi phí lương hưu cho nhân viên của mình. Con số đó có thể lên đến 10% của khoản trợ cấp 115.000 bảng, đồng nghĩa với việc bà có thể nhận thêm 11.500 bảng (gần 320 triệu VNĐ) mỗi năm.
Tuy nhiên việc nhận trợ cấp cũng có những quy tắc nhất định. Theo đó, khoản tiền không được dùng cho cuộc sống cá nhân cũng như không được phép tạm ứng trước. Cùng với đó, các cựu Thủ tướng không thể rút tiền khi còn là lãnh đạo đảng đối lập chính tại Anh. Nếu bà Truss chấp nhận bất kỳ sự bổ nhiệm công khai nào khác, thì mức phụ cấp sẽ được xem xét lại.
Nguồn: [Link nguồn]
Với việc có thêm hơn 110 tỷ đồng trong phiên giao dịch ngày 20/10, khối tài sản của đại gia 47 tuổi người Thanh Hóa này đã vượt mốc 31.750 tỷ đồng.