Lưu bài Bỏ lưu bài

FED lần thứ 4 tăng mạnh lãi suất: Kinh tế Việt Nam chịu tác động thế nào?

Với những sự chủ động trong điều hành chính sách tiền tệ, kinh tế Việt Nam được đánh giá sẽ chịu tác động không lớn trước những thay đổi của chính sách tiền tệ thế giới.

FED lần thứ 4 liên tiếp tăng mạnh lãi suất

Sau cuộc họp định kỳ tháng 11 kéo dài 2 ngày, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm 2/11 đã thông qua tăng lãi suất 0,75% lần thứ tư liên tiếp. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện nằm trong khoảng 3,75-4%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 1/2008. Theo lý giải của Chủ tịch FED - Jerome Powell, quyết định tiếp tục tăng lãi suất là phù hợp” để đạt được mức độ kiểm soát cần thiết nhằm kiềm chế lạm phát.

Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm 2/11 đã thông qua tăng lãi suất 0,75% lần thứ tư liên tiếp. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện nằm trong khoảng 3,75-4%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 1/2008.

Như vậy, kể từ tháng 3/2022, FED đã tăng lãi suất tổng cộng 6 lần. Trong đó, 4 lần gần nhất đều nâng với mức 0,75% trong các phiên họp chính sách vào tháng 6, tháng 7, tháng 9 và tháng 11.

Lãi suất điều hành của Mỹ hiện ở mức 3,75-4%, cao nhất từ tháng 1/2008

Lãi suất điều hành của Mỹ hiện ở mức 3,75-4%, cao nhất từ tháng 1/2008

Theo Đài CNBC, lạm phát dai dẳng, sát ngưỡng cao nhất trong 40 năm là nguyên nhân FED liên tục nâng lãi suất và chưa có ý định dừng lại. Tuy nhiên, trong lần họp này, FED nói đến khả năng giảm mức độ nâng lãi suất từ kỳ họp tới, có nghĩa là trong những lần nâng lãi suất tiếp theo, mức tăng sẽ không phải là 0,75 điểm phần trăm mà thấp hơn.

Các chuyên gia kinh tế hy vọng mức tăng lãi suất của FED là 0,5 điểm phần trăm vào tháng 12 tới và ít hơn trong năm 2023.

Theo các chuyên gia kinh tế, tác động của quyết định tăng suất mới của FED là người dân và doanh nghiệp sẽ giảm vay tiền và chi tiêu, làm chậm lại nền kinh tế nhưng cũng sẽ làm chậm lại đà tăng giá.

Tác động của quyết định tăng suất mới của FED là người dân và doanh nghiệp sẽ giảm vay tiền và chi tiêu, làm chậm lại nền kinh tế nhưng cũng sẽ làm chậm lại đà tăng giá.

Các số liệu mới nhất cho thấy lãi suất cho vay mua nhà tại Mỹ đang ở mức cao nhất gần 20 năm, khiến thị trường nhà ở ảm đạm. Doanh số bán nhà xây mới giảm 10,9% trong tháng 9 so với tháng 8. Còn so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm là 17,6%.

Các quốc gia đang vay mượn bằng USD thêm khó khăn

Việc FED tăng mạnh lãi suất có thể đẩy chi phí vay của hàng chục nước đang vay mượn bằng USD càng thêm khó khăn. Có khoảng 60% nền kinh tế đang phát triển đang gặp khó khăn hoặc chịu rủi ro cao vì nợ.

Việc FED tăng mạnh lãi suất có thể đẩy chi phí vay của hàng chục nước đang vay mượn bằng USD càng thêm khó khăn, và các nước châu Á không nằm ngoài quy luật này.

Giá đồng USD tăng do tăng lãi suất đang ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền trên thế giới trong tương quan với đồng USD, các nước châu Á không nằm ngoài quy luật này. Giá hàng nhập khẩu, xăng dầu… sẽ cao hơn, theo phân tích của New York Times.

Đồng USD mạnh lên khiến những quốc gia đang vay nợ bằng USD đối mặt nhiều khó khăn

Đồng USD mạnh lên khiến những quốc gia đang vay nợ bằng USD đối mặt nhiều khó khăn

Tỉ giá cao giữa USD và đồng nội tệ sẽ làm tăng lạm phát trong nước ở các quốc gia khác, ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của các hộ gia đình, và cuối cùng là làm chậm lại nền kinh tế toàn cầu.

Khi FED tăng mạnh lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát và lấy lại cân bằng vĩ mô đã buộc hầu hết các NHTW cũng phải nâng lãi suất nhằm cân bằng tỷ giá, tránh nhập khẩu lạm phát và sự tháo chạy của dòng vốn ra ngoài.

Theo tính toán của WB thì lãi suất trên toàn cầu cần tiếp tục được nâng lên thêm ít nhất 2% nữa trong năm 2023. Nếu điều này xảy ra, mức tăng trưởng toàn cầu sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm xuống còn 0,5% trong năm 2023. Hành động của các NHTW hiện nay là hợp lý, nhưng nó lại đặt các nền kinh tế đang phát triển vào nguy hiểm.

Kinh tế Việt Nam chịu tác động thế nào?

Theo thống kê, có tới hơn 70% hợp đồng mua bán quốc tế của Việt Nam là được thanh toán bằng đồng USD. Do đó, bất cứ biến động nào của tỷ giá cũng đều tác động trực tiếp lên doanh nghiệp có hoạt động mua bán với nước ngoài. Việc giữ một mặt bằng lãi suất và tỷ giá tương đối ổn định trong suốt thời gian qua đã góp phần tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng nhà nước đã có những sự chủ động trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ để thích ứng với những diễn biến mới của nền kinh tế thế giới

Ngân hàng nhà nước đã có những sự chủ động trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ để thích ứng với những diễn biến mới của nền kinh tế thế giới

Tuy nhiên, trong bối cảnh, hầu khắp các ngân hàng trung ương trên thế giới đều tăng mạnh lãi suất, NHNN cũng có những sự chủ động trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ khi tăng lãi suất điều hành thêm 1% và nới biên độ tỷ giá giữa đồng VND/USD để thể thích ứng với những diễn biến của kinh tế thế giới.

“Khi đồng USD tăng giá mạnh trong thời gian vừa qua đã tác động đến mặt bằng lãi suất, nhất là mặt bằng ngoại tệ bằng USD đã và đang tăng lên”... - Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực.

Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực chỉ ra, những tác động đến kinh tế Việt Nam khi đồng USD tăng giá mạnh trong thời gian vừa qua đã tác động đến mặt bằng lãi suất, nhất là mặt bằng ngoại tệ bằng USD đã và đang tăng lên. Từ thực tế dẫn đến tác động thứ hai là khiến cho nghĩa vụ trả nợ trong bối cảnh nợ công toàn cầu hiện nay đang ở mức tương đối cao khoảng 100% GDP.

Tác động thứ ba đó là đối với tỷ giá, giá trị đồng USD tăng mạnh thời quan vừa qua trong bối cảnh tăng lãi suất sẽ khiến đồng nội tệ của nhiều nước bị mất giá so với đồng USD.

“Tác động cuối cùng liên quan đến việc dịch chuyển dòng vốn đầu tư đó là sẽ có khá nhiều khoản đầu tư quay lại thị trường Mỹ và châu Âu - nơi mà lãi suất tăng lên và rủi ro chấp nhận được. Với Việt Nam, tác động cũng có nhưng ít hơn do được dự báo triển vọng phục hồi tương đối tích cực”, TS. Cấn Văn Lực phân tích.

Trước bối cảnh hiện tại, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với USD đã tăng tới 7% so với cuối năm 2021 (tức đồng VND đã mất giá 7%).

Theo Ngân hàng Nhà nước, trong quý III/2022, tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu nhiều áp lực do thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ suy thoái gia tăng… Trước bối cảnh hiện tại, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam so với USD đã tăng tới 7% so với cuối năm 2021 (tức đồng VND đã mất giá 7%). Tuy nhiên, động thái này cũng nằm trong diễn biến chung của các đồng tiền trên thế giới so với USD và thực tế đồng Việt Nam đang mất giá ít hơn.

Cụ thể, số liệu tỷ giá cập nhật mới nhất so với tháng 12/2021 cho thấy Đôla Mỹ tăng 17,4%, Euro giảm 14%, Bảng Anh giảm 17,1%, Franc Thụy Sỹ giảm 10,8%, Yên Nhật giảm 28,6%, Nhân dân tệ Trung Quốc giảm 14,6%, Won Hàn Quốc giảm 19,6%, Bạt Thái Lan giảm 13,5%, Rupiad Indonesia giảm 10,4%...

Theo phân tích của SSI Research, việc nới biên độ lên (+-5%) cho phép tỷ giá USD/VND niêm yết tại các NHTM được điều chỉnh linh hoạt hơn so với tỷ giá trung tâm. Trong ngắn hạn, điều chỉnh này là cần thiết khi tỷ giá sẽ vẫn còn chịu nhiều áp lực từ bên ngoài khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thực hiện tăng lãi suất trong tháng 12 tới đây.

“Việc nới biên độ tỷ giá tác động rất nhiều chiều cạnh từ lạm phát, lãi suất, xuất nhập khẩu, thanh toán nợ, nhất là nợ nước ngoài. Tuy nhiên, điểm cân bằng mới này đã nằm trong tính toán” - Ông Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương.

Trao đổi với báo chí trong nước ông Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, việc nới biên độ tỷ giá tác động rất nhiều chiều cạnh từ lạm phát, lãi suất, xuất nhập khẩu, thanh toán nợ, nhất là nợ nước ngoài. Tuy nhiên, điểm cân bằng mới này đã nằm trong tính toán để vừa đảm bảo tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hoá, vừa không gây tác động tiêu cực lớn lên lạm phát và nhập khẩu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Trong cuối phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV chiều ngày 5/11, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo, giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm.

Thủ tướng cho biết đến nay, tình hình thế giới đã có nhiều điểm mới; các yếu tố rủi ro gia tăng cả về mức độ, quy mô, tính chất, phạm vi, nhất là về kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ. Hoa Kỳ tăng lãi suất để chống lạm phát, đồng USD tăng giá dẫn đến nhiều đồng tiền chủ chốt khác mất giá; suy giảm tăng trưởng và nguy cơ suy thoái rõ nét hơn…

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tình hình kinh tế - xã hội nước ta 10 tháng tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng tăng 2,89%. Thu ngân sách nhà nước đạt 103,7% dự toán, tăng 16,2% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 616 tỷ USD, tăng 14,1%, xuất siêu 9,4 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản đạt 45 tỷ USD và xuất khẩu gạo trên 6 triệu tấn. Sản xuất công nghiệp tăng 9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20,2%. Trên 178 nghìn doanh nghiệp được thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 58,3% so với cùng kỳ.

“Thời gian tới, Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đề ra; khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại; phấn đấu đạt mức cao nhất mục tiêu năm 2022 và tạo đà cho thực hiện kế hoạch năm 2023” - Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Về chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trước bối cảnh khó khăn, thách thức nêu trên, công tác chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh biên độ tỷ giá và nâng lãi suất điều hành ở mức độ hợp lý để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

FED lần thứ 4 tăng mạnh lãi suất: Kinh tế Việt Nam chịu tác động thế nào? - 5

Hồng Hương – Trung Kiên

Thứ Hai, ngày 07/11/2022 05:00 AM (GMT+7)

Nguồn: [Link nguồn]

Theo Hồng Hương - Trung Kiên ([Tên nguồn])