Dự án bất động sản đầu tay của "vua" cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ có gì?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ông chủ tập đoàn cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ quyết định chuyển đầu tư, kinh doanh bất động sản; dự án đầu tay có gì hấp dẫn?

"Vua" cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ tay ngang sang bất động sản (ảnh minh hoạ).

"Vua" cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ tay ngang sang bất động sản (ảnh minh hoạ).

Dự án đầu tay gắn với "nghiệp cà phê"

Tập đoàn Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ vừa chính thức giới thiệu các đối tác chiến lược cùng tham gia phát triển dự án Thành phố Cà phê - dự án bất động sản đầu tay của tập đoàn.

Theo tìm hiểu của PV, tính năm 2019, UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt lên tới hơn 140 dự án. Trong danh sách này, hầu hết các dự án sẽ được triển khai vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020. Dự kiến thời điểm mở bán của hầu hết các dự án sẽ rơi vào năm 2020, với các dự án quy mô lớn có thể trong năm 2021 hoặc chậm hơn là 2022. Các chuyên gia nhận định, đây là một trong những điểm sáng của thị trường bất động sản Tây Nguyên với nguồn cung tăng đáng kể, có thể gấp 2 - 3 lần so với những năm trước.

Dự án này có quy mô 45,45 ha, tọa lạc ở trung tâm thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, được khởi công xây dựng từ tháng 1/2017.

Dự án chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành các hạng mục tiện ích như vườn thiền, khu tập golf, yoga, gym, bắn cung; Hoàn thành 405 căn nhà liên kế phân khu Tesla và nhà phố thương mại phân khu Cantata.

Các căn Tesla có diện tích 5m x 25m (căn thường), và 6,2m x 22m (căn góc). Còn các căn Cantata có diện tích 6,2m x 22m.

Giai đoạn 2 đến năm 2026, dự án đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng 2 phân khu trên cùng 82 biệt thự, khu nhà ở tái định cư kết hợp làng văn hóa du lịch, khu trung tâm thương mại, khách sạn nghỉ dưỡng, công viên sinh thái văn hóa cà phê...

Dự án bất động sản này hiện thực hóa khát vọng của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, đưa Buôn Ma Thuột trở thành Thủ phủ Cà phê toàn cầu.

"Vua" cà phê sở hữu nhiều bất động sản

Theo thông tin từ phiên toà ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo năm 2019, về khối tài sản cá nhân, hai người có chung tới 26 bất động sản, gồm 25 bất động sản trong nước và một căn nhà ở nước ngoài. Trong đó có những căn giá trị tới hàng trăm tỷ đồng tại thời điểm đó như: Căn nhà ở đường Tú Xương, quận 3 rộng 688 m2 (192 tỷ đồng), căn nhà rộng hơn 1.800 m2 nằm trên đường Bắc Sơn, TP. Nha Trang, Khánh Hòa (196 tỷ đồng),…

Vì hai bên tự thoả thuận về quyền sở hữu 13/26 bất động sản nên giá trị này không được đề cập. 13 bất động sản tranh chấp còn lại được tòa xử chia đôi, trong đó, ông Vũ sở hữu 6 bất động sản trị giá hơn 350 tỷ đồng còn bà Thảo sở hữu 7 bất động sản trị giá hơn 375 tỷ đồng.

Đó là danh sách bất động sản đứng tên cá nhân, còn hệ thống nhà máy và các dự án bất động sản của Tập đoàn Trung Nguyên, sau này được phân chia thuộc sở hữu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, cũng có giá trị đầu tư ước tính khoảng 2.800 tỉ đồng.

Các “đại gia” vàng kiếm được bao nhiêu sau 2 mùa Thần Tài Covid-19?

Các “đại gia” đã kiếm được bao nhiêu tiền trong "mùa Thần Tài" khi liên tục thông tin doanh số bán ra tăng mạnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nam Việt ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN