Đồng yên thấp, bất ngờ với mức lương của lao động tại Nhật

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đồng yên Nhật quá yếu khiến cho mức lương của lao động thực tế tại nền kinh tế số 3 thế giới trở nên thấp hơn rất nhiều... Trong đó, lương của nhiều lao động bậc cao nước này không bằng lương của lao động chân tay ở nhiều nước.

Truyền thông Nhật Bản hiện đang sôi nổi thảo luận về một thông tin: Theo quy định mới nhất tại bang California, Mỹ, lương của một nhân viên quán ăn nhanh ở đây sắp sửa tăng lên 22 USD (gần 550.000 VNĐ) một giờ. Với tỷ giá đồng yên hiện nay, mức lương này tương đương 3.300 yên, gấp 4 lần lương trung bình tối thiểu của Nhật Bản.

Nếu làm việc 40 giờ một tuần, lương của một người làm bếp ở Mỹ sẽ gấp đôi lương của một cử nhân Nhật Bản tốt nghiệp đại học hàng đầu và làm cho một ngân hàng danh giá ở nước này. Theo truyền thông Nhật Bản, mức chênh lệch này khiến cho ý tưởng đi làm công ăn lương ở nền kinh tế số 3 thế giới có vẻ “ngốc nghếch”.

Đồng nội tệ suy yếu cùng lạm phát gia tăng đã làm sáng tỏ một sự thật đáng buồn: Theo tiêu chuẩn quốc tế, những người lao động nổi tiếng chăm chỉ của Nhật Bản đang bị trả lương quá thấp.

Lương trung bình tính theo USD tại Nhật Bản thấp hơn so với rất nhiều nước. Nguồn: Bloomberg

Lương trung bình tính theo USD tại Nhật Bản thấp hơn so với rất nhiều nước. Nguồn: Bloomberg

Đây một phần là hệ quả sau nhiều thập kỷ thận trọng của cả doanh nghiệp và người lao động trong vấn đề tiền lương. Mức lương trung bình của nước này đã không thay đổi trong suốt ba thập kỷ và thấp hơn nhiều so với mức trung bình của OECD. Các công ty cũng trở nên ám ảnh với việc cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, đồng yên giảm cùng lạm phát khiến cho chưa bao giờ thu nhập thực tế của người lao động Nhật Bản lại thấp như hiện nay.

Tình hình làm dấy lên lo ngại về nguy cơ chảy máu chất xám, khi những người trẻ đi tìm kiếm cơ hội việc làm ở nước ngoài. Ngược lại, những người lao động ngành chăm sóc sức khỏe và xây dựng mà Nhật Bản đang cố gắng thu hút từ nước ngoài có thể thấy đất nước này là một điểm đến kém hấp dẫn.

Ngay cả trong thời kỳ lạm phát hiện nay, các công ty Nhật Bản vẫn đang chọn cách tự hấp thụ phần lớn sự gia tăng của chi phí đầu vào, thay vì chuyển chúng cho người tiêu dùng. Theo khảo sát của Teikoku Databank, cứ mỗi 100 yên tăng chi phí, các công ty trung bình chỉ tăng giá sản phẩm 36,6 yên. Với việc nền kinh tế chưa thực sự phục hồi sau đại dịch, các doanh nghiệp lo ngại rằng giá cao hơn sẽ khiến người tiêu dùng quay lưng, chuyển sang đối thủ.

Tất nhiên, đó là tin tốt với người tiêu dùng. Tuy nhiên, chi phí 63,4 yên còn lại nằm ở đâu? Trên thực tế, điều đó có nghĩa là cắt giảm chi phí và tỷ suất lợi nhuận, trong đó có việc giảm lương của lao động.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản BOJ hôm thứ Sáu đã bày tỏ sự bối rối, "sự không chắc chắn cao" về cách các công ty sẽ giải quyết vấn đề tiền lương trong môi trường lạm phát. Thực tế, hàng thập kỷ qua Nhật Bản không có lạm phát nên vấn đề này rất ít được quan tâm.

Tăng lương ở Nhật Bản (đường màu xanh da trời) trì trệ trong hàng thập kỷ. Nguồn: Bloomberg

Tăng lương ở Nhật Bản (đường màu xanh da trời) trì trệ trong hàng thập kỷ. Nguồn: Bloomberg

Hiện Rengo, liên đoàn lao động lớn nhất Nhật Bản, có kế hoạch đạt mức tăng lương 5% trong các cuộc đàm phán về tiền lương vào mùa xuân tới. Tuy nhiên, ngay cả khi họ thành công, 7 triệu thành viên của Rengo chỉ là một phần nhỏ trong dân số lao động của Nhật Bản. Trong 30 năm qua, phần lớn các cuộc đàm phán về các vấn đề cơ bản, mang tính cấu trúc cần được giải quyết đều thất bại. 

Những vấn đề này bao gồm khả năng chuyển đổi công việc của lao động, sự bất bình đẳng giữa nhân viên toàn thời gian và bán thời gian, lương khởi điểm thấp, đặc biệt là của những lao động kỹ năng cao…

Tuy nhiên, nhiều người lao động thậm chí cũng chưa chắc muốn thay đổi. Thực tế, một lý do chính khiến người lao động nước này bị trả lương quá thấp là vì việc sa thải họ vô cùng khó khăn. Cải cách lao động chắc chắn sẽ đòi hỏi phải đánh đổi tính ổn định và tính “thanh khoản” trên thị trường việc làm.

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đề cập đến việc sử dụng đồng yên yếu trở thành lợi thế của Nhật Bản. Tuy nhiên theo Bloomberg, một chương trình táo bạo để tận dụng tỷ giá nhằm khuyến khích đầu tư và việc làm ở Nhật Bản, từ cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã quá trễ. Trước mắt, do điều kiện sống cao, khả năng chảy máu chất xám ồ ạt ở Nhật Bản vẫn còn thấp. Tuy nhiên chắc chắn không người Nhật nào sẽ hài lòng với việc tiền lương tiếp tục trì trệ trong nhiều năm tới

Nguồn: [Link nguồn]

Cảnh báo thủ đoạn rửa tiền của người nước ngoài tại Việt Nam

Công an đã tiếp nhận, giải quyết nhiều tin báo tội phạm của tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trên địa bàn TP HCM về giao dịch liên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN