Doanh nhân Việt 2021 và những câu nói liên quan tới tiền đáng để suy ngẫm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Phần lớn các doanh nhân thành đạt đều cho rằng, họ làm vì đam mê và không biết sợ là gì. Nhiều người trong số họ sở hữu hàng nghìn tỷ nhưng họ thừa nhận không quá để tâm đến tổng giá trị tài sản thực sự của mình, thậm chí không biết mình có bao nhiêu tiền.

Tỷ phú Trần Đình Long: Đam mê và không biết sợ hãi

Khi thành lập Tập đoàn Hòa Phát vào năm 1992, tỷ phú Trần Đình Long không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực sắt thép. Thế nhưng, ngày nay, Hòa Phát đã trở thành doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu Việt Nam còn ông Trần Đình Long cũng gia nhập câu lạc bộ tỷ phú USD với khối tài sản 3,3 tỷ USD.

"Hàng ngày, khi làm việc tôi không nghĩ đến tiền nên còn chẳng biết là mình có bao nhiêu" - ông Long nói

"Hàng ngày, khi làm việc tôi không nghĩ đến tiền nên còn chẳng biết là mình có bao nhiêu" - ông Long nói

Khi chia sẻ với truyền thông, ông Long thừa nhận, không quá để tâm đến tổng giá trị tài sản thực sự của mình.

Bloomberg dẫn lời Chủ tịch HĐQT và nhà sáng lập của Hòa Phát hồi tưởng: "Những ngày đầu, tôi chỉ có niềm đam mê và không biết sợ là gì".

Chủ tịch Hoà Phát cho biết: "Thực ra hàng ngày, khi làm việc tôi không nghĩ đến tiền nên còn chẳng biết là mình có bao nhiêu. Chắc chẳng phải riêng tôi, mà nhiều người cũng thế. Khi mình làm đến mức độ nào đó thì không phải để tìm ra con số cụ thể hằng ngày về tiền nữa. Đó là điều chắc chắn chứ không phải tôi khiêm tốn hoặc lảng tránh gì."

Bầu Đức: Từ bỏ mảng bất động sản là tôi sai

Ông Đoàn Nguyên Đức thừa nhận từ bỏ BĐS là sai 

Ông Đoàn Nguyên Đức thừa nhận từ bỏ BĐS là sai 

Trả lời cổ đông về việc có những mảnh đất tốt có đầu tư bất động sản không, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch HAGL - cho biết: "Năm 2008 tôi dám khẳng định HAGL là công ty bất động sản số một. Nhưng, mỗi người mỗi quyết sách, tôi từ bỏ năm 2012 để làm nông nghiệp. Đến bây giờ tôi khẳng định tôi đã sai.

Dù vậy, trong cái rủi có cái may, nếu còn làm bất động sản thắng hay thua tôi chưa biết, nhưng nông nghiệp đang có hướng đi tốt.

Bất động sản thời điểm năm 2012, HAGL từ bỏ rất quyết liệt để chuyển sang nông nghiệp. Lúc đó, HAGL không sai vì giá cao su cao. Bây giờ, HAGL sẽ không đầu tư bất động sản nữa, tôi khẳng định. Mình đã đi qua rồi không đi lại, vì rất nhiều đại gia bất động sản đã đi rồi, HAGL quay lại sẽ khó cạnh tranh".

Chưa kể, mảng nông nghiệp rất rộng, từ trồng trọt đến chăn nuôi. Covid-19 vừa rồi nhiều ngành chết nhưng nông nghiệp vẫn sống khoẻ, đó là minh chứng. Nếu có mảnh đất nào trong tương lai tốt, HAGL có thể liên doanh với đối tác nào đó nhưng sẽ là đầu tư, thu hồi tiền về để trả nợ.

Ông Dũng lò vôi: Không bao giờ cầm đồng bạc mà người khác phải rơi nước mắt

Trong một clip, doanh nhân Huỳnh Uy Dũng, hay còn gọi là Dũng lò vôi, cho biết mình "không bao giờ cầm một đồng bạc mà người khác phải rơi nước mắt hết". Đây là nguyên tắc từ khi mới bắt đầu kinh doanh và cũng là cá tính từ nhỏ của đại gia.

Ông Huỳnh Uy Dũng cho rằng, kinh doanh khi dựa vào nền tảng của luật nhân quả sẽ nhẹ nhàng

Ông Huỳnh Uy Dũng cho rằng, kinh doanh khi dựa vào nền tảng của luật nhân quả sẽ nhẹ nhàng

Trước đó, khi đền bù đất cho dân Dĩ An, Bình Dương, ông Dũng thẳng thắn tuyên bố, giá đất của bà con đáng giá 10 đồng, giá 20 đồng thì ông cũng sẵn sàng đền bù ít nhất 30-40 đồng. Bởi luôn trọng lợi ích của người khác nên ông chủ Đại Nam tự hào tuyên bố: "Đố ai tìm được một cái đơn người dân thưa kiện ông Dũng khi tôi đi đền bù".

"Ngày mới bắt đầu kinh doanh, tôi tham vọng làm ra thật nhiều tiền. Khi có thật nhiều tiền rồi, bộ não của mình phải lên dây cót để chữ "dừng lại" xuất hiện đúng lúc. Ngày đang tung hoành trên thương trường, nguyên tắc quan trọng nhất của tôi là ai cũng có thể làm bạn với mình. Và tôi tuyệt đối không làm phương hại đến ai", ông cho biết.

Ông cho rằng, kinh doanh khi dựa vào nền tảng của luật nhân quả thì con người sẽ nhẹ nhàng bước đi. Kiếm được một đồng nhưng tối về ngủ rất ngon hay kiếm cả đống tiền, tối ngủ có khi lại giật mình. Đồng tiền mình kiếm từ chỗ tạo phước đức hay gây tội lỗi, điều đó rất quan trọng.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo: Không biết bản thân mình có bao nhiêu tiền

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo từng nổi tiếng với chia sẻ "không biết bản thân mình có bao nhiêu tiền". Bà trước sau luôn tâm niệm: "Cống hiến hết mình trong kinh doanh, tiền nhiều để hiện thực hóa những ước mơ cao đẹp và giúp đỡ được nhiều người hơn".

Bà Thảo quan niệm "tiền nhiều để hiện thực hóa những ước mơ cao đẹp và giúp đỡ được nhiều người hơn"

Bà Thảo quan niệm "tiền nhiều để hiện thực hóa những ước mơ cao đẹp và giúp đỡ được nhiều người hơn"

Và khi đại dịch xuất hiện cùng những diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bà Thảo cùng các nhân viên của mình lại tiếp tục trở thành hậu phương cho lực lượng tuyến đầu chống dịch.

Với nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, mục tiêu cao hơn của hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị, nhất là các giá trị mới mẻ cho cộng đồng.

Nữ tỷ phú từng được tạp chí Tatler vinh danh trong top 110 nhân vật có ảnh hưởng nhất tại châu Á về công tác thiện nguyện, khẳng định "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với tôi là một phần của triết lý kinh doanh lương thiện, nằm sâu xa đâu đó trong tâm hồn và trái tim lương thiện".

Bà Ba Huân: Người nghèo mới xài nhiều trứng, tôi không đồng ý tăng giá

Trung tuần tháng 7, xét thấy giá thành nguyên liệu và chi phí sản xuất tăng cao, ảnh hưởng tới các doanh nghiệp kinh doanh trứng gia cầm dẫn đến tình trạng thua lỗ, Sở Công Thương TP.HCM đồng ý với chủ trương cho tăng giá trứng khi cung ứng ra thị trường.

Bà Ba Huân hai lần xua tay từ chối đề nghị nâng giá trứng trong thời gian diễn ra dịch Covid-19

Bà Ba Huân hai lần xua tay từ chối đề nghị nâng giá trứng trong thời gian diễn ra dịch Covid-19

Tuy nhiên, bà Ba Huân - Tổng Giám đốc Công ty Ba Huân - không đồng ý và khẳng định, các doanh nghiệp bình ổn đóng vai trò giải cứu thị trường, nếu tăng giá khiến giá trứng sẽ biến động lên cao. Hai lần đơn vị này xua tay từ chối đề nghị nâng giá từ phía Sở.

“Dân nghèo mới xài nhiều trứng nên tôi để giá bình ổn tới hôm nay. Anh Lê Minh Hoan (Bộ trưởng Bộ NN-PTNT) gọi điện và nói tôi hỗ trợ. Tôi nói các anh đừng tăng giá, tôi cũng sẽ không tăng và đảm bảo cung ứng”, bà Ba Huân phát biểu tại buổi họp.

Chủ tịch Tập đoàn Hoà Bình Lê Viết Hải: Chỉ có đường đi lên và chiến thắng

Trong suốt sự nghiệp của mình, ông Lê Viết Hải luôn tâm niệm phải tận tâm cống hiến, phụng sự xã hội để đem đến những điều giá trị nhất. Ông vẫn thường nhắc nhở, khích lệ cho bản thân mình và nhân viên rằng "chính những bài toán khó, chính những thử thách cam go mới xứng đáng để chúng ta nỗ lực".

Chủ tịch Tập đoàn Hoà Bình Lê Viết Hải cho rằng, chính những thử thách cam go mới xứng đáng để chúng ta nỗ lực

Chủ tịch Tập đoàn Hoà Bình Lê Viết Hải cho rằng, chính những thử thách cam go mới xứng đáng để chúng ta nỗ lực

Đề cập đến bài toán nắm bắt cơ hội bứt phá hậu COVID-19, Chủ tịch HĐQT Hòa Bình khẳng định, doanh nghiệp mình phải giải quyết tốt vấn đề tài chính. Trong đó, đẩy mạnh thoái vốn các dự án bất động sản, đáp ứng nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Chủ tịch Tập đoàn Hoà Bình từng nói: ''Đứng ở vực thẳm, không có đường xuống thì chỉ có đường đi lên và chiến thắng"…

Hàng triệu người trẻ tuổi rơi vào tình trạng thất nghiệp

Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom cho rằng: "Trong vòng 5-7 năm tới, ở Việt Nam sẽ có hàng triệu người có thể mất việc làm khi nền kinh tế số phát triển. Lý do rất đơn giản, người máy sẽ thay thế những công việc như may mặc, lắp ghép điện tử ,…", ông Tiến nhận định.

Theo ông Tiến, hàng triệu người có thể mất việc làm khi nền kinh tế số phát triển

Theo ông Tiến, hàng triệu người có thể mất việc làm khi nền kinh tế số phát triển

Đồng thời, lãnh đạo FPT Telecom cho biết trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các doanh nghiệp vẫn còn đang băn khoăn về việc đưa hệ thống máy móc, robot vào quá trình vận hành các công đoạn sản xuất. Tuy nhiên, câu chuyện sau đại dịch hoàn toàn khác. Các doanh nghiệp chắc chắn sẽ áp dụng nhiều hơn các hệ thống robot để thay thế công việc của một số bộ phận nhất định.

"Giá cho một hệ thống robot đã giảm từ 300.000 USD xuống còn 40.000 USD. Khi đó, con người không có cách nào để đua được với người máy về năng suất lao động, thời gian làm việc,... Hàng triệu người trẻ tuổi sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Do đó, tôi nghĩ rằng trách nhiệm đào tạo hàng triệu con người này cho những nhóm nghề mới thuộc về chính phủ", ông Tiến nói thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Cổ phiếu ''ông lớn '' nhóm Big4 tăng gần 20% sau 9 phiên đầu năm 2022

Theo các công ty chứng khoán, khối ngoại là điểm sáng khi mua ròng trên cả 2 sàn HSX và HNX, có thể kỳ vọng vào sự hồi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN