Doanh nghiệp toàn cầu vỡ nợ tăng gấp đôi trong năm 2020

Ngày càng nhiều công ty trên khắp thế giới không thể trả nợ hoặc trả lãi do virus corona. Dữ liệu cho thấy 223 công ty toàn cầu đã vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2020, gấp đôi con số vỡ nợ của năm trước.

Sự gia tăng các vụ vỡ nợ mặc dù lãi suất thấp là do số lượng các công ty mắc nợ nhiều ở Mỹ và châu Âu ngày càng tăng trong vài năm qua. Nếu thị trường trái phiếu giải phóng các công ty này và lợi tức tăng, sẽ có nhiều vụ phá sản hơn.

Doanh nghiệp toàn cầu vỡ nợ tăng gấp đôi trong năm 2020 - 1

Các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang lan rộng ở Trung Quốc. Kể từ tháng 11, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp bị hoãn hoặc hủy bỏ là hơn 200 tỷ nhân dân tệ (khoảng 30,5 tỷ USD).

Công ty nhà nước Shanxi International Energy đã lên kế hoạch phát hành 3,5 tỷ nhân dân tệ trái phiếu nhưng các nhà đầu tư chỉ xuất hiện với 500 triệu nhân dân tệ trong đợt chào bán. Đã có một số vụ vỡ nợ của các công ty quốc doanh Trung Quốc, bao gồm cả nhà sản xuất chip Tsinghua Unigroup.

Lợi suất trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc cũng đang tăng. Lãi suất trung bình trên chứng chỉ một năm do các công ty Trung Quốc xếp hạng AAA phát hành kể từ tháng 11 ở mức 4,07%, tiếp tục tăng hàng tháng. Từ tháng 7 đến tháng 8 là 3,47% và từ tháng 9 đến tháng 10 là 3,74%.

Theo dữ liệu do S&P Global tổng hợp cho các công ty được xếp hạng tín nhiệm, các vụ vỡ nợ ở Mỹ vào năm 2020 đã tăng 80% so với năm trước, đạt đến con số 143, trong khi các vụ vỡ nợ ở châu Âu tăng 2,8 lần, lên mức 42 và tỷ lệ vỡ nợ ở các nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả Trung Quốc, tăng 30%, lên mức 28.

Số vụ vỡ nợ tập trung ở bốn ngành chính yếu chiếm tới 60%, bao gồm năng lượng, hàng tiêu dùng, giải trí và bán lẻ. Các nhà phân tích tin rằng ngay cả đại dịch chấm dứt, mức độ hồi phục về lợi nhuận ở các ngành này vẫn duy trì ở mức rất thấp.

Một trong những lý do chính yếu là khối nợ của doanh nghiệp liên tục tăng cao. Dữ liệu của QUICK-Factset với hơn 34.000 công ty niêm yết trên toàn thế giới, trừ lĩnh vực ngân hàng, cho thấy: Trong năm tài khóa 2020, tỉ lệ các công ty đã trả tiền lãi nhiều hơn so với lợi nhuận trước thuế và lãi suất (EBIT) trong ba năm liên tiếp là 26,5%.

Trong khi đó, nhà phân tích Chang Li của hãng S&P Global Ratings, dự báo rằng: “Số vụ vỡ nợ sẽ càng tăng khi chính phủ Trung Quốc chuyển sự chú ý đến mảng doanh nghiệp nhà nước một khi tình trạng tồi tệ nhất của đại dịch đã qua”.

Cho dù ngân hàng trung ương đã bơm tiền giải cứu, tình trạng các doanh nghiệp quốc doanh vỡ nợ vẫn là nỗi lo ngại của nhà đầu tư bởi họ đang bán hết trái phiếu chính phủ để thu về tiền mặt. “Vấn đề chính hiện tại đối với chính phủ trung ương là sự suy giảm tín dụng của các cấp chính quyền địa phương.

Đây là nguy cơ tài chính hoàn toàn mới và thị trường đang tính toán giá trị của khối nợ này. Vỡ nợ dây chuyền sẽ tiếp tục xảy ra. Niềm tin vào các doanh nghiệp nhà nước cùng chính quyền địa phương đang bị đánh dấu hỏi”, Logan Wright, giám đốc nghiên cứu thị trường Trung Quốc của hãng Rhodium Group, nhận định.

Kinh tế Trung Quốc có thể vượt mặt Mỹ hay không?

Một nghiên cứu mới của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc có khả năng vượt qua Mỹ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Nikkei) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN