Đại gia tuần qua: Máy thở chữa Covid-19 của tỷ phú Vượng được phép sản xuất đại trà
Với cấp phép từ Bộ Y tế, Vingroup có thể tiến hành sản xuất đại trà, cung cấp máy thở cho thị trường trong nước; đồng thời sẵn sàng xuất khẩu, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu điều trị dịch bệnh Covid-19.
Bộ Y tế cấp sổ lưu hành cho máy thở do Tập đoàn Vingroup chế tạo
Bộ Y tế vừa ra quyết định số 2591/QĐ-BYT, chính thức cấp số đăng kí lưu hành cho máy thở Vsmart VFS-510, do CTCP Nghiên cứu và Sản xuất Vinsmart, thuộc Tập đoàn Vingroup phát triển.
Vsmart VFS-510 là mẫu máy thở "made in Vietnam" đầu tiên được công nhận chính thức bởi Bộ Y tế. Sản phẩm đã trải qua các bài đo kiểm chất lượng độc lập, được tiến hành đánh giá lâm sàng thông qua việc sử dụng thực tế tại nhiều bệnh viện tuyến đầu như Bạch Mai, Quân Y 103, Vinmec... với sự theo dõi, đánh giá sát sao của các bác sỹ chuyên khoa và chuyên gia đầu ngành.
Bộ Y tế cấp sổ lưu hành cho máy thở do Tập đoàn Vingroup chế tạo
Kết quả cho thấy, VFS-510 hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, độ an toàn và chức năng vận hành của Bộ Y tế, cũng như đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
Ngay sau khi được Bộ Y tế cấp phép, Vingroup đã lập tức tiến hành sản xuất đại trà. Dự kiến, lô sản phẩm đầu tiên sẽ được xuất xưởng vào ngày 26/6/2020 và sẽ được chuyển giao ngay cho Đại sứ quán Nga và Ukraina theo thỏa thuận trao tặng máy thở đã kí ngày 6/5/2020.
Trước đó, Vingroup đã gửi mẫu máy thở cho Nga và Ukraina để nước bạn thực hiện các thủ tục kiểm định chất lượng theo quy định.
Ông Nguyễn Đăng Quang rút khỏi ban lãnh đạo Masan Resources
Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông sắp tới. Masan Resources là công ty con của tập đoàn Masan hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản với sản phẩm chủ lực là vonfram. Cổ đông lớn nhất tại Masan Resources là Công ty Cổ phần Tầm nhìn Masan với tỷ lệ sở hữu lên tới 96%.
Chủ tịch tập đoàn Masan đã có đơn xin rút khỏi ban lãnh đạo Masan Resources từ cuối năm 2019.
Tại đại hội, cổ đông của Masan Resources dự kiến thông qua việc miễn nhiệm ông Nguyễn Đăng Quang khỏi vị trí thành viên HĐQT công ty. Chủ tịch tập đoàn Masan đã có đơn xin rút khỏi ban lãnh đạo Masan Resources từ cuối năm 2019.
Sau khi tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thôi chức, HĐQT Masan Resources sẽ còn lại 4 thành viên. Chủ tịch công ty là ông Danny Le, sinh năm 1984, người vừa được bổ nhiệm làm tổng giám đốc tập đoàn Masan ngày 19/6.
Năm nay, Masan Resources đặt mục tiêu doanh thu 8.000-9.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty 200-500 tỷ đồng. Trước đó, công ty đạt doanh thu 4.700 tỷ và lợi nhuận 352 tỷ đồng năm 2019.
Ông Lê Viết Hải phủ nhận tin đồn Sovico mua lại Hòa Bình
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên thường niên 2020 của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình mới diễn ra, Chủ tịch Lê Viết Hải đã lên tiếng về những tin đồn mua bán sáp nhập doanh nghiệp gần đây.
Theo vị chủ tịch, thông tin có một doanh nghiệp bất động sản lớn đang thu mua vốn Hòa Bình thông qua việc uỷ thác quỹ đầu tư chỉ là tin đồn chưa thể xác minh.
Lãnh đạo doanh nghiệp này đã rà soát danh sách cổ đông và nhận thấy có một số cổ đông cũng là khách hàng của Hòa Bình, tuy nhiên tỷ lệ sở hữu của các công ty bất động sản này không lớn đến mức chiếm tỷ lệ chi phối.
Ông Hải cũng khẳng định tin đồn Sovico (doanh nghiệp của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo) mua lại 59% cổ phần doanh nghiệp là không chính xác.
“Tôi xác nhận có rất nhiều khách hàng quan tâm đầu tư vào Hòa Bình và đề nghị hợp tác chiến lược, nhưng tôi cũng xin khẳng định công ty sẽ không hợp tác chiến lược với các công ty bất động sản này”, ông Hải nói.
Chủ tịch ngân hàng Eximbank từ chức
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa thông báo HĐQT đã chấp thuận để ông Cao Xuân Ninh đã từ nhiệm vị trí chủ tịch theo nguyện vọng cá nhân.
Ông Cao Xuân Ninh sinh năm 1962, từng đảm nhận nhiều vị trí quản lý tại ngân hàng Vietcombank, Ngân hàng Nhà nước trước khi tham gia HĐQT Eximbank từ cuối năm 2015. Ông Ninh mới làm chủ tịch Eximbank từ tháng 5/2019.
Chủ tịch HĐQT mới của Eximbank là ông Yasuhiro Saitoh. Ông Saitoh mang quốc tịch Nhật Bản, đảm nhận vị trí phó chủ tịch HĐQT Eximbank từ tháng 6/2017.
Đáng chú ý, cổ đông lớn nhất tại Eximbank là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) với 15% cổ phần trước đó yêu cầu triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường để miễn nhiệm ông Yarushito Saitoh khỏi vị trí thành viên HĐQT. SMBC cũng đề nghị cắt giảm quy mô nhân sự HĐQT từ 10 xuống tối đa 7 người.
CEO Mai Kiều Liên hé lộ tham vọng về chuỗi cà phê mới
CEO Mai Kiều Liên cho biết Vinamilk mở chuỗi cà phê với thương hiệu “Hi - Cafe” để phát triển ngành hàng nước giải khát kết hợp với lợi thế có sẵn về sản phẩm sữa.
Vinamilk đang sở hữu hệ thống 430 cửa hàng chuyên doanh bán sữa của riêng mình. Các cửa hàng sữa này có thể pha chế cà phê đáp ứng nhu cầu uống tại chỗ và mang đi của người tiêu dùng.
Vinamilk dự kiến phát triển mở rộng chuỗi cửa hàng cà phê ở nhiều địa điểm khác nhau và trực tiếp triển khai vận hành hoạt động kinh doanh sau thời gian thử nghiệm một cửa hàng tại trụ sở chính.
“Công ty không có tham vọng thuê những địa điểm giá 10.000-20.000 USD/tháng để mở cửa hàng mà tận dụng những lợi thế của mình để đi vào ngành hàng nước giải khát”, Tổng giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên giải đáp quan ngại của cổ đông.
Nguồn: [Link nguồn]
Khối nợ của Anh hiện có giá trị cao hơn toàn bộ nền kinh tế của nước này sau khi chính phủ vay số tiền kỷ lục vào...