Đại gia tuần qua: Lãnh đạo một tập đoàn nhận lương thưởng hơn 1.000 tỷ đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Lợi nhuận năm 2021 của Hòa Phát lập kỷ lục mới và vượt xa kế hoạch mà đại hội cổ đông đề ra. Vì vậy, thù lao và lương thưởng cho ban lãnh đạo nhiều khả năng cũng lớn hơn các năm trước.

Hoà Phát của tỷ phú Trần Đình Long nhận thù lao và tiền thưởng hơn 1.000 tỷ đồng

Đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào tháng 4/2021 của Tập đoàn Hòa Phát đã phê duyệt phương án dự kiến trích lập các quỹ. Trong đó, quỹ thù lao Hội đồng quản trị trích tối đa bằng 0,6% lợi nhuận sau thuế, quỹ khen thưởng Ban Điều hành trích tối đa 5% phần lợi nhuận sau thuế vượt kế hoạch.

Hoà Phát của tỷ phú Trần Đình Long nhận thù lao và tiền thưởng hơn 1.000 tỷ đồng.

Hoà Phát của tỷ phú Trần Đình Long nhận thù lao và tiền thưởng hơn 1.000 tỷ đồng.

Đại hội cũng đã thông qua kế hoạch lợi nhuận sau thuế hợp nhất cả năm là 18.000 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 33% so với thực hiện năm 2020 và là con số cao chưa từng thấy trong lịch sử Hòa Phát. Thống kê bên dưới cho thấy tập đoàn của Chủ tịch Trần Đình Long đã vượt xa mục tiêu trên khi ghi nhận lãi sau thuế 34.521 tỷ đồng.

Tính theo công thức đã được đại hội cổ đông 2021 thông qua, quỹ thù lao HĐQT trong năm 2021 tối đa là 207 tỷ đồng (=0,6% x lãi sau thuế 34.521 tỷ đồng) và quỹ khen thưởng Ban Điều hành tối đa là 826 tỷ đồng (= 5% x phần lợi nhuận vượt kế hoạch là 16.521 tỷ đồng). Tổng hai khoản thù lao và khen thưởng là hơn 1.000 tỷ.

Đại hội cổ đông đã ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long xem xét, quyết định mức thưởng, hình thức thưởng, phương án thưởng cũng như mức thù lao cụ thể của từng thành viên HĐQT và cán bộ lãnh đạo tại Hòa Phát.

Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát hiện có 7 người, gồm Chủ tịch Trần Đình Long, ba Phó Chủ tịch Trần Tuấn Dương, Nguyễn Mạnh Tuấn và Doãn Gia Cường, cùng với ba thành viên là ông Nguyễn Ngọc Quang, ông Hoàng Quang Việt và ông Nguyễn Việt Thắng.

Bầu Thụy muốn IPO Thaigroup

Mới đây ban lãnh đạo Thaiholdings cũng dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch IPO và tăng vốn điều lệ cho công ty con - Công ty CP Tập đoàn Thaigroup trong quý II.

Trong nhóm công ty có liên quan ông Nguyễn Đức Thụy (bầu Thụy), Thaigroup và Thaiholdings là 2 doanh nghiệp quan trọng nhất. Trước đó, Thaigroup từng là công ty mẹ của Thaiholdings, tuy nhiên, sau khi Thaiholdings tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng, công ty này đã tiến hành thâu tóm ngược lại Thaigroup.

Bầu Thụy muốn IPO Thaigroup.

Bầu Thụy muốn IPO Thaigroup.

Sau giao dịch này, Thaigroup vẫn là đầu mối chính nắm giữ các dự án bất động sản giá trị tại Hà Nội, Ninh Bình và Phú Quốc (Kiên Giang).

Cụ thể, Thaigroup hiện sở hữu 2,7 ha đất đô thị tại Khu đô thị Xuân Thành và 18,7 ha đất tại cảng Ninh Phúc, cùng ở tỉnh Ninh Bình. Công ty này còn nắm 80,45% cổ phần Công ty CP Tôn Đản Hà Nội (chủ sở hữu tòa nhà Thaiholdings Tower); 52,43% cổ phần Công ty CP Du lịch Kim Liên (chủ sở hữu khách sạn Kim Liên) và 98% cổ phần Công ty CP Enclave Phú Quốc (chủ sở hữu dự án khu phức hợp tại Bãi Thơm)…

Thaigroup cũng là công ty mang lại nguồn thu lớn nhất trong hệ sinh thái doanh nghiệp của bầu Thụy.

Tỷ phú Hong Kong muốn đầu tư vào TP.HCM

Tập đoàn CK Asset Holdings Limited Group của tỷ phú Lý Gia Thành vừa thông qua Vạn Thịnh Phát để có buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM để xúc tiến, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Đây là một trong những hoạt động quan trọng trong chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm đẩy mạnh tái thiết kinh tế, xã hội của TP.HCM.

Đầu tư hạ tầng cũng là thế mạnh của CK Asset Holdings Limited - một trong những tập đoàn lớn mạnh tại Hong Kong (Trung Quốc) do tỷ phú Lý Gia Thành sáng lập với nhiều thành tựu trải dài từ Trung Quốc đến quốc gia khác. Tập đoàn có bề dày hơn 70 năm, tổng tài sản hơn 80 tỷ USD, vốn sở hữu hơn 50 tỷ USD và doanh thu năm 2020 đạt hơn 9 tỷ USD.

Quỹ ngoại chi hơn 600 tỷ đồng gom cổ phiếu của đại gia Nam Định

Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital vừa thông báo mua vào 3,83 triệu cổ phiếu MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động vào hôm nay 15/4. Tạm tính theo mức giá đóng cửa ngày 15/4 của cổ phiếu MWG là 160.000 đồng/cổ phiếu, số tiền Dragon Capital chi ra là khoảng hơn 600 tỷ đồng.

Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital tại doanh nghiệp của đại gia Nguyễn Đức Tài tăng từ 10% lên 10,5% cổ phần. Phiên hôm nay cũng là một trong những ngày mua bán cổ phiếu với giá trị lớn nhất của Dragon Capital trên sàn chứng khoán từ đầu năm đến nay.

Cổ phiếu của Thế Giới Di Động là một trong những mã bluechip thuộc danh mục VN30 có diễn biến tích cực thời gian gần đây. Thị giá MWG đã tăng hơn 17% từ đầu năm trong khi thị trường chung vẫn đi ngang. 

Shark Louis Nguyễn ứng cử vào HĐQT LDG

Theo tài liệu Đại hội cổ đông thường niên năm 2022 mới công bố của CTCP Đầu tư LDG, công ty sẽ bầu bổ sung thêm hai thành viên để nâng số lượng thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty từ 5 lên 7 người.

Trong danh sách công bố, có hai nhân vật ứng cử là ông Ngô Văn Minh, Phó Tổng giám đốc công ty và ông Louis Nguyễn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM). Ông Louis Nguyễn được biết đến khi tham dự trong chương trình Shark Tank Việt Nam. Hiện ông Louis Nguyễn không nắm giữ cổ phiếu LDG nào.

Theo sơ yếu lí lịch, ông Louis Nguyễn có gần 15 năm làm việc tại  Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Saigon Asset Management từ năm 2007. Trước đó, giai đoạn 1999 - 2001, ông làm Giám đốc một quỹ đầu tư tại Thung lũng Silicon, Mỹ. Sau đó làm Giám đốc cỉa Intelligent Capital, San Francisco. Từ năm 2003 ông làm Giám đốc điều hành và sáng lập của quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Venture Vietnam. Đến năm 2005, ông tiếp tục điều hành VinaCapital.

FLC bị phong tỏa tài khoản ngân hàng, cưỡng chế 124,8 tỷ đồng

FLC bị cưỡng chế phong tỏa tài khoản tại 11 ngân hàng từ ngày 30/3 do nợ thuế quá hạn 90 ngày và vừa được mở lại vào ngày 13/4.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN