Đại gia tuần qua: Bố chồng Hà Tăng muốn lập hãng bay mới, Cục Hàng không nói gì?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Đối với dự án thành lập hãng hàng không vận tải hàng hóa IPP Air Cargo, Cục Hàng không đã có công văn tham vấn ý kiến của Bộ GTVT, trong đó nhấn mạnh yếu tố thị trường đang khó khăn.

Dự án hãng bay ở ông Johnathan Hạnh Nguyễn sẽ lùi sau năm 2022?

Theo văn bản, Cục Hàng không Việt Nam dẫn Luật Đầu tư và cho biết dự án thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo khai thác dịch vụ vận chuyển hàng hóa không nằm trong danh mục các dự án cần phải phê duyệt chủ trương đầu tư của các cấp có thẩm quyền.

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư thành lập hãng bay.

Công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư thành lập hãng bay.

Ngoài ra, theo Nghị định số 89/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP của Chính phủ về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng và Nghị định số 30/2013/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung, thì IPP Air Cargo phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.

Tuy nhiên, tại công văn số 4620/BGTVT-VT ngày 14/5/2020, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã báo cáo Thủ tướng với đề xuất "thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi (dự kiến năm 2022)". Đồng thời, Thủ tướng đã có ý kiến "đồng ý về nguyên tắc kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải" nêu tại công văn số 8533/VPCP-CN ngày 17/7/2020 của Văn phòng Chính phủ.

"Để có cơ sở trả lời IPP Air Cargo, Cục Hàng không Việt Nam báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải về việc hướng dẫn xây dựng và thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho IPP Air Cargo", đại diện nhà chức trách hàng không Việt Nam nhận định.

Trước đó, công ty CP IPP Air Cargo do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch vừa có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư và các bộ ngành liên quan xem xét chủ trương thành lập hãng hàng không chở hàng.

Anh trai Chủ tịch Đất Xanh xin rút khỏi HĐQT

CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã: DXG) cho biết đã nhận được đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của ông Lương Trí Thảo vì lý do cá nhân. Theo đó, công ty sẽ trình vấn đề miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất.

Ông Lương Trí Thảo hiện đang đảm nhiệm các chức vụ như thành viên HĐQT, thành viên Ban kiểm toán nội bộ đồng thời là Phó Tổng Giám đốc của Đất Xanh.

Theo báo cáo thường niên 2020, ông Lương Trí Thảo có trên 21 năm kinh nghiệm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản.

Ông Mai Hữu Tín gia nhập HĐQT Cao su Phước Hòa

Theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của CTCP Cao su Phước Hòa (Mã: PHR), cổ đông đã thông qua việc bầu ông Mai Hữu Tín làm thành viên HĐQT độc lập của công ty nhiệm kỳ 2018 - 2023.

Đồng thời thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với ông Bùi Đức Vinh kể từ ngày 15/6. Số lượng thành viên HĐQT của Cao su Phước Hòa vẫn là 5 người.

Ông Mai Hữu Tín sinh năm 1969, trình độ Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh. Doanh nhân người Bình Dương này đang là thành viên Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân của Chính phủ, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương.

Hiện ông đang đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (Mã: TTF). Trước đó, từ tháng 4/2017 đến tháng 6/2019, ông làm Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Gỗ Trường Thành.

Novaland của tỷ phú Bùi Thành Nhơn dự kiến vay 1.600 tỷ đồng

HĐQT CTCP Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) vừa phê duyệt giao dịch bảo đảm nghĩa vụ vay vốn cho công ty.

Cụ thể, Novaland dự kiến vay tối đa 1.600 tỷ đồng, được đảm bảo bằng cổ phần NVL thuộc sở hữu của CTCP Novagroup và ông Bùi Thành Nhơn, cùng một số tài sản khác.

Gần đây nhất, Novaland công bố kế hoạch phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng trái phiếu, cũng được đảm bảo bằng số tài sản nói trên.

Không chỉ đóng vai trò là đơn vị trực tiếp huy động vốn phục vụ phát triển dự án và mở rộng quỹ đất, thời gian gần đây Novaland còn đứng ra đảm bảo cho các khoản vay hàng nghìn tỷ đồng của các đơn vị thành viên.

Theo kế hoạch trong năm nay, Novaland sẽ huy động nguồn vốn từ 24.000 tỷ đồng đến 48.000 tỷ đồng, cả trong nước và quốc tế. Trong đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành gói trái phiếu quốc tế quy mô lớn hơn 240 triệu USD trong nửa đầu năm nay.

Vietjet của bà Nguyễn Thị Phương Thảo vay thêm 1.000 tỷ đồng

Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (Mã: VJC) vừa thông báo đã phát hành 10 triệu trái phiếu với tổng giá trị theo mệnh giá 1.000 tỷ đồng. Đây là loại trái phiếu doanh nghiệp thông thường, không chuyển đổi, không có tài sản bảo đảm, kỳ hạn 60 tháng và đáo hạn vào ngày 9/6/2026.

Toàn bộ lô trái phiếu được phát hành riêng lẻ cho một nhà đầu tư tổ chức trong nước, không phải là công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm hay tổ chức tín dụng.

Lãi suất phát hành trái phiếu không được tiết lộ. Tiền lãi được thanh toán định kỳ 6 tháng một lần. Sau 12 tháng kể từ ngày phát hành, Vietjet có quyền mua lại trước hạn một phần hoặc toàn bộ số trái phiếu đã phát hành.

CTCP Chứng khoán HDB đóng vai trò là tổ chức tư vấn phát hành, đại lý phát hành, đại lý lưu ký và quản lý chuyển nhượng, và đại lý thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Nguồn: [Link nguồn]

Giá vàng hôm nay 19/6: Giảm ”kinh hoàng” trong sự ngỡ ngàng, dân buôn bán tháo

Trong 3 phiên liên tiếp, giá vàng đã "bốc hơi" tổng cộng 113 USD/ounce, tương đương 3,1 triệu đồng/lượng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Vy ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN