Đại gia trẻ kín tiếng thu về hơn một nghìn tỷ đồng tiền mặt trong "chớp mắt"
Thị trường tiếp tục đà giảm điểm với sắc đỏ diễn ra ở phần lớn bluechips.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 5,37 điểm (0,65%) xuống 827,03 điểm; HNX-Index giảm 2,08% xuống 109,02 điểm và UPCom-Index giảm 0,62% xuống 53,15 điểm.
VN-Index giảm 5,37 điểm (0,65%) xuống 827,03 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm nhẹ so với phiên trước nhưng vẫn ở mức khá cao với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt khoảng 6.146 tỷ đồng. Số mã giảm điểm trên 3 sàn áp đảo với 417mã, trong khi số mã tăng chỉ là 276.
Dù vậy, điểm tích cực là khối ngoại vẫn mua ròng gần 120 tỷ đồng trên HoSE, trong đó lực mua tập trung chủ yếu vào FUEVFVND, VCB, VPB…
Áp lực điều chỉnh không chỉ ở nhóm Bluechips mà còn diễn ra trên nhiều nhóm ngành khác như chứng khoán, bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp, dệt may, hàng không… Trong đó, chỉ còn một vài cái tên như VIC, VRE, VHM, VPB, EIB còn giữ được sắc xanh, trong khi phần lớn các Bluechips khác đều đảo chiều giảm.
Bộ 3 cổ phiếu VIC, VHM, HNG là những cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-index khi mang lại lần lượt 0,98; 0,96 và 0,16 điểm. Ở chiều ngược lại, BID, VNM và MSN tác động tiêu cực nhất khi lấy đi của VN-Index 1,24; 1,08 và 0,59 điểm.
Hiện GEX đang hồi phục khá tốt với mức tăng 6,84% sau 1 tuần.
Cổ phiếu GEX cũng có một phiên giao dịch đáng chú ý sau những động thái của ông chủ doanh nghiệp này. Trong toàn bộ phiên, GEX giao dịch giằng co và liên tục tăng điểm nhẹ. Dù chốt phiên dư mua là 334.730 cổ phiếu và dư bán là 338.630 cổ phiếu nhưng GEX vẫn đóng cửa ở mốc tham chiếu với giá 16.400 đồng/cổ phiếu. Đây là mốc giá có phần nào gây thất vọng sau phiên tăng trần vào ngày hôm qua.
Hiện GEX đang hồi phục khá tốt với mức tăng 6,84% sau 1 tuần và 4,79% chỉ sau 1 tháng.
Đai gia 8x Nguyễn Văn Tuấn có thể thu về 1.200 tỷ đồng.
Được biết, mới đây Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam (GEX) của đại gia 8X Nguyễn Văn Tuấn vừa thông báo việc thoái vốn đầu tư trong mảng vận hành logistics qua hình thức bán toàn bộ phần vốn góp tại Công ty TNHH MTV Gelex Logistics. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II, quý III/2020.
Theo đó, Gelex giao Tổng giám đốc đàm phán, thương thảo, quyết định các vấn đề có liên quan và ký kết các văn bản cần thiết để thực hiện giao dịch thoái vốn tại mảng logistics này.
Theo báo cáo tài chính, Gelex nắm 100% cổ phần tại Gelex Logistics, giá trị khoản đầu tư gốc lên đến 1,2 ngàn tỷ đồng. Trong năm 2019, mảng vận tải và kinh doanh kho bãi của Gelex ghi nhận doanh thu trên 1,6 ngàn tỷ đồng.
Logistics là một trong những ngành chủ lực của Gelex bên cạnh công nghiệp thiết bị điện, lĩnh vực hạ tầng năng lượng và bất động sản. Tính đến cuối tháng 12/2019, Gelex nắm giữ 100% cổ phần tại Gelex Logistics, giá trị khoản đầu tư gốc lên đến 1.210 tỷ đồng. Gelex Logistics được thành lập với mục đích đón đầu xu thế tăng trưởng của mảng logistics.
Hiện Gelex Logistics nắm cổ phần chi phối tại nhiều công ty logistics lớn như: Sotrans (54,8%), Sotrans Logistics (100%), Sowatco (84,4%), Vietranstimex (84%). Bên cạnh đó, Gelex Logistics cũng có hai trung tâm logistics tại Hà Nội (30 ha) và Long Bình - TP.HCM (50 ha).
Việc Gelex của ông Nguyễn Văn Tuấn rút khỏi logistics cũng không quá bất ngờ bởi giới phân tích cho rằng, động thái này là nhằm dồn lực cho các lĩnh vực khác mà đại gia kín tiếng 8X này đã hướng tới.
Đơn cử như việc Gelex đã mua Viglacera (VGC) và sau đó quyết định thành lập Khu công nghiệp (KCN) Yên Mỹ tại Hưng Yên, với quy mô 280 ha và có thời hạn hoạt động đến 2068.
Bên cạnh đó, GEX cũng phải rải tiền vào nhiều lĩnh vực khác, điện gió, điện mặt trời, hay dự án 2 khách sạn 5-6 sao tại khu đất kim cương tại số 10 Trần Nguyên Hãn (Hà Nội),...
Nguồn: [Link nguồn]
Tổng tài sản của Tập đoàn đã tăng gấp 2,2 lần vốn chủ sở hữu.