Cận Tết, giúp việc theo giờ làm không hết việc, chạy sô kiếm tiền triệu mỗi ngày

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Nếu như ngày thường, giúp việc theo giờ chủ yếu chỉ dọn dẹp vào cuối tuần với giá từ 30-40.000 đồng/giờ thì những ngày sát Tết, nhiều người làm không hết việc bởi nhu cầu của người dân tăng cao.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, trong khi bạn bè về quê nghỉ Tết từ cách đây gần chục ngày thì chị Phạm Thị Hường, sinh viên Trường ĐH Công nghiệp vẫn ở lại Hà Nội để làm thêm.

“Tôi được người chị cùng quê rủ đi làm cùng và hướng dẫn qua công việc dọn nhà theo giờ bởi năm nào chị ấy cũng làm không hết việc, tiền công cao mà mình có thể chủ động được thời gian nên tôi ở lại luôn”, chị Hường chia sẻ.

Phần lớn người giúp việc theo giờ sẽ chủ động mang theo một số vật dụng cơ bản để phục vụ công việc của mình. (Ảnh minh họa).

Phần lớn người giúp việc theo giờ sẽ chủ động mang theo một số vật dụng cơ bản để phục vụ công việc của mình. (Ảnh minh họa).

Nghỉ Tết từ ngày 18/12 âm lịch, chị Hường bắt tay ngay vào việc mua găng tay, khăn lau, chổi lau, chất tẩy rửa chuyên dụng… để đi làm. Cùng với sự giúp đỡ của chị bạn giới thiệu cho các mối quen cần lau dọn nhà cửa trước ngày Tết ông Công ông Táo, chị Hường còn đăng bài lên cộng đồng dành cho những người cần giúp việc theo giờ để tìm việc làm.

“Không ngờ ngày đầu tiên tôi đã làm không hết việc vì có quá nhiều người cần giúp việc theo giờ. Trong khi đó, để dọn dẹp sạch sẽ 1 căn hộ chung cư 2 phòng ngủ, 2 phòng vệ sinh, 1 phòng khách, 1 phòng bếp cũng phải mất ít nhất 3-4 giờ. Chưa kể những căn nhà 3-5 tầng, thêm cả ban công hay kho chứa đồ thì phải mất cả gần như cả ngày”, chị Hường phân tích.

Làm tốt, chị Hường lại được chủ nhà giới thiệu cho các hộ dân xung quanh và anh chị em, bạn bè nên ngày nào chị cũng phải làm liên tục từ 8 giờ sáng đến 9 giờ đêm. Vừa có thể giúp chủ nhà dọn dẹp sạch sẽ một cách nhanh nhất, vừa giúp chị kiếm thêm thu nhập

Dịch vụ giúp việc theo giờ nở rộ vào dịp cận Tết. (Ảnh minh họa).

Dịch vụ giúp việc theo giờ nở rộ vào dịp cận Tết. (Ảnh minh họa).

Theo chị Hường, càng sát Tết, tiền công chủ nhà trả cho giúp việc theo giờ càng cao. Cụ thể, từ ngày 18-23 âm lịch, tiền công chị Hường nhận được là 50.000 đồng/giờ thì 2 ngày nay, chủ nhà trả từ 70-80.000 đồng/giờ nhưng chị nhận việc không xuể.

“Tôi ưu tiên dọn dẹp các căn hộ chung cư hơn vì đỡ phải leo cầu thang nhiều, lại ít ngõ ngách, đi lại giao thông cũng tiện. Dịch bệnh phức tạp nên đa số người quen giới thiệu cho nhau nên cũng đỡ lo. Hơn nữa, nếu dọn dẹp sạch sẽ, chủ nhà bao giờ cũng cho thêm từ 50-100.000 đồng nên mới đi làm được 6 ngày nhưng tôi đã tiết kiệm được gần 4 triệu đồng rồi”, chị Hường vui vẻ nói.

Hơn 8 năm gắn bó với công việc thu mua phế liệu đồng thời nhận dọn dẹp nhà cửa luôn nếu có người nhờ, chị Trần Thị Tươi (quê ở Nam Trực, Nam Định) cho biết, cả năm có dịp Tết là dịp “ăn nên làm ra” nhất của mình

“Tôi xác định là đi ra Hà Nội để kiếm tiền nên ai nhờ gì tôi cũng làm. Từ rửa bát đám cưới, nhặt rau đám cỗ, bưng bê hay dọn vườn, trồng hoa, tôi làm hết. Tuy nhiên thì gần Tết dân “đồng nát” chúng tôi làm không hết việc, chỉ làm xung quanh mấy chỗ quen biết là cũng 30 Tết rồi”, chị Tươi cho hay.

Nhiều người mang về cả triệu đồng mỗi ngày nhờ vừa làm giúp việc theo giờ vừa thu mua phế liệu. (Ảnh minh họa).

Nhiều người mang về cả triệu đồng mỗi ngày nhờ vừa làm giúp việc theo giờ vừa thu mua phế liệu. (Ảnh minh họa).

Theo chị Tươi, nhu cầu dọn dẹp nhà cửa, nhà xưởng, công ty, văn phòng vào dịp cuối năm rất lớn.Có ngày sau khi mua đồng nát xong chị phải gọi chồng đến chở ra đại lý thu mua bán nhanh cho kịp rồi chạy đi nhà khác để dọn nhà.

 Hơn nữa, khi đi dọn nhà, chị vừa giúp họ dọn dẹp lại có thể mua được nhiều món hàng với giá rẻ, thậm chí nhiều nơi họ cho không nên có ngày chị kiếm được hơn 3 triệu đồng.

 “Không gì bằng người quen, năm nay họ nhờ mình dọn thì năm sau họ lại điện thoại nhờ đến dọn dẹp tiếp. Gần Tết nên giá chung là 70.000 đồng/giờ, chưa kể cuối năm nhiều nhà thường mua đồ mới, thải đồ cũ đi, cho mình cả tủ lạnh, máy xay sinh tố, quạt điện, máy giặt cũ, hỏng… tôi mang bán được cả triệu đồng”, chị Tươi cho hay.

Chị Tươi cho rằng, có cung sẽ có cầu, bất kì ngành nghề nào cũng có giá trị riêng của ngành nghề đó, miễn là lao động chân chính,kiếm tiền bằng sức lao động của mình. Vì vậy, nhờ công việc thu mua phế liệu và giúp việc theo giờ những ngày cuối năm, chị có thể có một cái Tết đủ đầy hơn sau một năm nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Nguồn: [Link nguồn]

Người giúp việc ở lại làm xuyên Tết để nhận lương “khủng”

Với nhiều người giúp việc không về quê ăn Tết, đây không còn là dịp sum họp gia đình, có niềm vui, hạnh phúc bên những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Cảnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN