Cách giới trẻ tiết kiệm để tránh rơi vào “bẫy” nghiện mua sắm

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Để tránh rơi vào “bẫy” mua sắm một cách thiếu kiểm soát, giới trẻ phải lên các kế hoạch tài chính một cách rõ ràng để tiết kiệm.

Anh Nguyễn Văn Phú (sinh năm 1998) nhân viên một công ty chuyên về phần cứng máy tính ở quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội cho rằng, trước khi mua sắm hay chi tiêu cho bất cứ thứ gì, hãy đặt ra mục tiêu và xác định những thứ quan trọng nhất. Bằng cách này, bạn có thể tránh chi tiêu không cần thiết và dành tiền cho những thứ thực sự quan trọng.

Theo anh này, nên tìm kiếm các sản phẩm giá rẻ, đặc biệt là tìm kiếm những cơ hội giảm giá, ưu đãi hoặc mua sắm trực tuyến để tiết kiệm tiền bạc. “Hãy cẩn thận khi sử dụng các dịch vụ trả góp, vì chúng có thể gây ra chi phí lãi suất cao”, Nguyễn Văn Phú nói.

Đồng quan điểm trên, chị Nguyễn Thúy Vy (1994) nhân viên văn phòng ở quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội cho rằng, để tránh các chi tiêu không cần thiết, nên cân nhắc kỹ trước khi chi tiêu cho những thứ chưa thực sự phù hợp với điều kiện của mình.

Cách giới trẻ tiết kiệm để tránh rơi vào “bẫy” nghiện mua sắm - 1

Ảnh minh họa

Chị Vy cho rằng, cần tìm kiếm cách tiết kiệm tiền mỗi tháng, hãy xem xét giảm các chi phí hàng tháng, chẳng hạn như thuê nhà, tiền điện, nước, mạng internet và điện thoại di động. Theo Vy, nên tìm cách cắt giảm tiền điện thoại bằng cách sử dụng các gói cước rẻ hơn, hoặc tiết kiệm tiền điện bằng cách tắt các thiết bị điện tử khi không sử dụng.

Tương tự, anh Võ Thúc Minh (sinh năm 1999), nhân viên tại một công ty luật ở quận Nam Từ Liêm cho hay, thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, tiết kiệm một phần thu nhập là việc nên làm. Theo đó, hãy tìm cách tiết kiệm một phần thu nhập hàng tháng, chúng ta có thể tạo tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư vào một số khoản tiền để tăng thu nhập trong tương lai.

Anh này cho rằng, các cách này sẽ giúp tiết kiệm được chi phí hàng tháng và dành nhiều tiền hơn cho các mục tiêu quan trọng khác.

Theo anh Minh, kế hoạch tài chính giúp hiện thực hóa việc tiết kiệm một cách tối ưu nhất hiện tại là theo công thức chi cho Ăn uống 21%, quần áo 21%, Phụ kiện, sản phẩm chăm sóc cá nhân 10%, Giày dép 8%, Thiết bị điện tử 8%, Games 7%...

“Sự thật là, nếu không có kế hoạch tài chính, việc đạt được các mục tiêu tài chính sẽ khó khăn hơn rất nhiều, nhưng thời điểm hiện nay việc tiết kiệm và có kế hoạch rõ ràng là việc cần thiết nhất”, ạnh Định nói.

Theo các chuyên gia tài chính, trong thời kỳ kinh tế khó khăn, việc tiết kiệm chi tiêu là cực kỳ quan trọng để giữ được sự ổn định tài chính cá nhân.

Cũng theo giới chuyên gia, một trong những khó khăn khi đặt mục tiêu tài chính là không xác định được khả năng của bản thân. 

Ngoài ra, kế hoạch chi tiêu cho phép chúng ta chọn tiêu tiền vào việc gì thay vì tập trung vào những thứ mà chúng ta không thể mua. Nên bắt đầu với các chi phí cần thiết như: tiền thuê nhà, tiện ích thực phẩm và tiền tiết kiệm.

Thường xuyên kiểm tra số dư tài khoản của minh mỗi ngày và xem tiền của mình thực sự đi đâu. Điều này cũng có thể giúp chúng ta biết số tiền của mình đang có và cần phải hạn chế chi tiêu trước khi số dư trong tài khoản cạn kiệt.

Nguồn: [Link nguồn]

Nữ 8x tậu nhà, sắm ô tô sau 3 năm kinh doanh online với số vốn 20 triệu đồng đi vay

Chỉ với số tiền 20 triệu đồng làm vốn ban đầu, cô gái sinh năm 1989 đã tích góp đủ số tiền hàng tỷ đồng sau 3 năm khởi nghiệp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhân Hà Phan ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN