Năm mới, lĩnh vực kinh doanh nào sẽ lên ngôi, chiếm ưu thế chủ đạo trong việc kiếm tiền?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Năm 2022 sẽ là một năm khó đoán định khi thế giới đang dần tìm cách sống chung với Covid-19. Tuy nhiên, để có thể tồn tại, xu hướng kinh doanh được đoán định trong thời gian tới chắc chắn sẽ dịch chuyển từ offine sang online, từ kinh doanh truyền thống chuyển sang môi trường ảo.

Dịch bệnh Covid-19 bất ngờ “đổ bộ” đã làm đảo lộn hoàn toàn đời sống, điều này đã khiến hành vi tiêu dùng của khách hàng chứng kiến sự thay đổi lớn.

Theo thống kê, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam có mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2021 với mức tăng tương đương 18%, quy mô thị trường đạt 11,8 tỉ USD, ước tính chiếm 5,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Dự báo con số này sẽ tiếp tục tăng cao  trong năm 2022.

Cùng với đó, từ khi dịch bùng phát, nhu cầu mua sắm qua sàn thương mại điện tử đã tăng mạnh. Đến nay đã có hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận mạng Internet, trong đó có gần 50% người dùng Việt Nam đã mua sắm online, 53% người dân đã sử dụng ví điện tử, và thanh toán mua hàng qua mạng.

Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” cho các nhà bán lẻ, những người biết tận dụng cơ hội, xây dựng chiến lược kinh doanh thông minh nhất nhằm bắt kịp xu thế thương mại điện tử, từ đó xóa dần khoảng cách giữa cách thức bán hàng truyền thống và online.

Bán hàng online là xu hướng đang rất phát triển

Bán hàng online là xu hướng đang rất phát triển

Thực tế cho thấy, đợt dịch Covid-19 vừa rồi đã thay đổi thói quen tiêu dùng và kinh doanh của đại bộ phận người dân, nhất là ở các thành phố lớn. Ngay cả những người bán hàng chợ truyền thống cũng phải xoay sang bán hàng online. Đây là sự dịch chuyển rất tự nhiên.

Hơn nữa, xét ở nhiều góc độ, không chỉ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, số người tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng còn do thế hệ Z – thế hệ được sinh ra sau khi internet trở nên phổ biến rộng rãi, được tiếp xúc và sử dụng công nghệ từ nhỏ - đang dần trở thành lực lượng dân số chính hiện nay. Vì vậy, ứng dụng công nghệ số trong chi tiêu, mua sắm là xu hướng tất yếu của những người tiêu dùng trẻ hiện đại. 

Trong giai đoạn 5 -10 năm tới, thế hệ Z sẽ thay thế toàn bộ lực lượng lao động toàn cầu. Theo đó, kinh doanh thương mại điện tử không chỉ đáp ứng thay đổi nhu cầu hiện tại mà còn đón đầu xu thế tiêu dùng tương lai. 

Dù vậy, thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức. Nhiều câu hỏi được đặt ra như lòng tin của người tiêu dùng khi mua sản phẩm online; các hình thức giao hàng và thanh toán và vấn đề bảo mật an toàn thông tin; hạ tầng vận chuyển, chuỗi cung ứng đang bị đứt gãy…

Chính vì vậy, để bắt trend xu hướng kinh doanh trong năm 2022 đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà kinh doanh phải cập nhật xu hướng mới, định hướng tư duy tầm nhìn mới để có cách hành xử, thích nghi với bối cảnh mới.

Đặc biệt, Chính phủ và các cơ quan chức năng cũng cần thúc đẩy nhanh hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt để thúc đẩy mua bán trực tuyến. Và cũng cần quan tâm thay đổi thói quen người tiêu dùng bằng cách tăng cường các hoạt động tạo niềm tin cho họ.

Nguồn: [Link nguồn]

Đại gia Nam Định Hồ Xuân Năng báo lãi kỷ lục bất chấp dịch Covid-19

Bất chấp những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, doanh nghiệp của đại gia Nam Định Hồ Xuân Năng vẫn ghi nhận mức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN