Bất ngờ thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá lên 319 tỷ USD
Nỗ lực chống Covid-19 giúp giá trị thương hiệu của Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia tăng giá trị nhanh nhất thế giới trong năm 2020, từ 247 tỷ USD năm 2019 lên 319 tỷ USD vào năm 2020.
Theo Brand Finance, Việt Nam nổi lên là "thiên đường" sản xuất mới tại Đông Nam Á và có giá trị thương hiệu quốc gia tăng mạnh nhất thế giới, với 29% lên đến 319 tỷ USD. Thứ hạng cũng tăng 9 bậc (từ 42 lên 33) so với năm 2019.
Bảng xếp hạng do Forbes Việt Nam công bố cũng cho rằng, tổng giá trị của 50 thương hiệu hàng đầu cả nước đạt trên 9,3 tỉ USD. Những con số này khẳng định đầy sức thuyết phục về chất lượng ngày càng được cải thiện của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam.
Năm 2020 đánh dấu một cột mốc quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế khi vừa hoàn tất việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức được thông qua và có hiệu lực.
Năm 2020 đánh dấu cột mốc quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế khi vừa hoàn tất việc ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại.
Có thể nói, việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do đang mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới, là một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam duy trì động lực nền kinh tế của mình trong bối cảnh suy giảm chung của kinh tế khu vực và toàn cầu.
Đây là một dấu mốc đáng nhớ của Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến triển vọng GDP, lạm phát và bất ổn kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu buộc Việt Nam phải có chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia nói riêng cũng như thương hiệu sản phẩm nói chung để đẩy mạnh hội nhập, cạnh tranh với các quốc gia đã sớm có "tên tuổi" trên thị trường quốc tế.
Tuy vậy, khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu dù có nhiều thuận lợi nhưng các thương hiệu Việt cũng đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức.
Tại tọa đàm “Định vị và nâng tầm thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập”, ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho rằng, để tận dụng tốt những cơ hội đang mở ra trong thời kì mới, trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, chúng ta cần nhìn nhận rõ những hạn chế về phát triển thương hiệu quốc gia, thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm.
“Chúng ta phải nỗ lực, quyết tâm, có khát vọng, đam mê, sáng tạo để nhanh chóng xây dựng và phát triển mạnh mẽ Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Nếu vận dụng hiệu quả, thương hiệu quốc gia sẽ tạo ra cơ hội để vươn lên mạnh mẽ trong bối cảnh toàn cầu hóa”, ông Phú nhấn mạnh.
Toàn cảnh buổi tọa đàm về định vị và nâng tầm thương hiệu Việt vừa được tổ chức.
Ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại cũng cho rằng, để được công nhận là thương hiệu quốc gia thì đó phải là doanh nghiệp Việt Nam và sản xuất ra sản phẩm tại Việt Nam với ít nhất 51% cấu thành sản phẩm là từ các yếu tố trong nước.
Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu buộc Việt Nam phải có chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia nói riêng cũng như thương hiệu sản phẩm nói chung để đẩy mạnh hội nhập, cạnh tranh với các quốc gia đã sớm có "tên tuổi" trên thị trường quốc tế.
Đứng từ góc nhìn của một doanh nghiệp, ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse cho rằng, nhiều người hiện vẫn đang nhầm lẫn giữa “Thương hiệu Việt” và “Made in Vietnam”.
“Thương hiệu Việt do người Việt sở hữu thương hiệu đó, có thể sản xuất ở nước khác nhưng vẫn mang thương hiệu Việt, còn Made in Vietnam là để chỉ ra rằng sản phẩm đó được sản xuất tại Việt Nam. Như Samsung đặt nhà máy tại Việt Nam, được ghi nhãn là “Made in Vietnam” nhưng nó là sản phẩm của Hàn Quốc”, ông Phú phân tích.
Theo ông Phú thì nhiều người hiện vẫn đang nhầm lẫn giữa “Thương hiệu Việt” và “Made in Vietnam”.
“Made in” theo quan điểm của ông Phú chỉ là 1 khâu trong chuỗi để tạo ra giá trị sản phẩm. Ví dụ, từ nguyên liệu đến sản phẩm thông thường thì giá thành sản phẩm chỉ chiếm khoảng 30-35%, trong đó thì giá nhân công sản xuất chỉ chiếm 3-5%; nguyên vật liệu chiếm 20-25%. Còn lại là chi phí lưu thông chiếm khoảng 10-15%; thuế nhà nước thu từ 5-10%, giá trị thương hiệu nắm khoảng 15-20%; lợi nhuận của chủ doanh nghiệp chiếm từ 5-20%.
Đặc biệt, quan trọng nhất là phần giá trị mà thương hiệu đó để lại quốc gia đó là bao nhiêu, ai đứng ra chịu trách nhiệm về sản phẩm đó trước người dùng chứ không nên quá quan trọng là “Made in” ở đâu.
“Nguyên tắc của doanh nghiệp là tìm đến những nơi có thể tạo ra sản phẩm tốt nhất và rẻ nhất cho người tiêu dùng, họ không quan tâm là nhà máy đặt ở đâu. Ví dụ như SamSung đặt nhà máy tại Việt Nam, nguyên liệu có thể nhập từ Trung Quốc miễn là làm ra sản phẩm có giá thành tốt nhất và chất lượng đạt chuẩn của quốc gia đó quy định”, ông Phú nêu ví dụ.
Vậy nên, theo ông Phú, một sản phẩm được công nhận là thương hiệu quốc gia sẽ làm tăng niềm tin, mang lại giá trị vô cùng lớn, quốc gia nào sở hữu nhiều thương hiệu lớn sẽ là một quốc gia thịnh vượng. Từ đó chúng ta cần hiểu chính xác về Thương hiệu quốc gia Việt Nam để ủng hộ đúng đắn nhằm kích thích tăng trưởng của đất nước.
Nguồn: [Link nguồn]
Giao dịch thông qua ngân hàng điện tử đang ngày càng được các doanh nghiệp (DN) ưa chuộng khi trở thành “lời giải” cho...