World Cup – ngành kinh doanh tỷ USD
Giải đấu được lớn nhất hành tinh được chờ đón 4 năm một lần, mới được khai mạc tại Brazil. Nhìn từ góc độ kinh doanh, thương vụ này tầm cỡ như thế nào đối với FIFA?
World Cup Brazil ước tính sẽ tạo ra 4 tỷ USD tổng doanh thu cho FIFA, tăng hơn 66% so với World Cup 2010 tổ chức tại Nam Phi. Phần lớn doanh thu đến từ việc bán bản quyền truyền hình và quảng cáo. World Cup tạo ra nhiều doanh thu hơn bất kỳ giải đấu thể thao nào khác. Lợi nhuận của FIFA trong kỳ World Cup Brazil này được ước tính lên tới 2 tỷ USD.
Doanh thu từ bản quyền truyền hình của FIFA là 1,7 tỷ USD và quyền quảng cáo là 1,35 tỷ USD từ các hãng lớn như Adidas, Sony, Visa, Huyndai hay Coca Cola. Các công ty blue chip sẵn sàng chi bộn tiền cho World Cup bởi vì nó truyền thông điệp về niềm đam mê đến toàn thế giới.
Sau World Cup 2010 tại Nam Phi, FIFA mất 1 năm để đưa ra nghiên cứu cho thấy 909 triệu người xem tivi chuyển kênh để xem World Cup ít nhất 1 phút trận chung kết năm 2010 tại nhà. 619 triệu người xem ít nhất 20 phút liên tiếp trận Tây Ban Nha – Hà Lan và tính trên cả giải đấu thì hơn 3,2 tỷ người xem trung bình 1 phút. Mức trung bình người xem của mỗi trận đấu đạt 188 triệu lượt. Giải World Cup 2010 cũng là giải đấu được nhiều người Mỹ xem nhất từ trước đến nay. Kênh ESPN thông báo lượng xem trung bình đạt 2,29 triệu hộ gia đình và 3,26 lượt người xem, tăng 31% so với giải đấu năm 2006.
Ngay cả ở Mỹ, giá trị của World Cup cũng tăng lên theo thời gian. Tháng trước Fox Sport dành quyền chiếu bản tiếng Anh cho kỳ 2018 ở Nga và 2022 ở Qatar. Fox Sport vượt qua ESPN và NBC để mua quyền này cho kỳ 2010 và 2014 trị giá 100 triệu USD. Con số chính thức cho lần mua này chưa được thông báo, nhưng theo John Ourand của tạp chí Sport Business thì Fox đã trả khoảng 400 triệu đến 500 triệu USD. Đây cũng là con số hợp lý vì đài Univision mua bản quyền phát tiếng Tây Ban Nha với giá 425 triệu USD cho 2 kỳ World Cup.
Tuy nhiên chi phí việc kinh doanh World Cup cũng không hề rẻ. FIFA đã bỏ ra tổng cộng 576 triệu USD cho các hiệp hội thành viên, các câu lạc bộ của các cầu thủ và các chương trình bảo vệ để tham gia World Cup Brazil lần này, cao hơn 37% so với World Cup 2010 ở Nam Phi. Khoản chi phí lớn nhất phải kể đến là 70 triệu USD tiền thưởng, cao hơn 75% so với 2010. Đội vô địch năm nay sẽ nhận 35 triệu USD tiền thưởng, còn 16 đội bị loại sẽ nhận mỗi đội 8 triệu USD. Chia trung bình số lượng các đội, các cầu thủ trong suốt kỳ World Cup, số tiền trên mỗi cầu thủ mỗi ngày sẽ là 2.800 USD.
Có sự tăng trưởng rõ rệt về doanh thu qua các kỳ World Cup kể từ cuối thâp niên 90, nhờ bước tiến lớn về bản quyền truyền hình. Bản quyền truyền hình bên ngoài Mỹ năm 2002 và 2006 được bán với giá 2 tỷ USD, tăng gấp 6 lần so với số tiền 310 triệu USD được Hiệp hội phát song Châu Âu chi trả cho 3 kỳ World Cup trong thập niên 90. Kể từ năm 1988, doanh thu World Cup của FIFA đã tăng 11 lần.
Thành công về tài chính của các kỳ World Cup là một điểm quan trọng cho sự phát triển của thể thao. Kinh phí của FIFA cho năm 2015 – 2018 là 4,9 tỷ USD, trong đó 2,15 tỷ USD được dành cho World Cup 2018 ở Nga. Tính chung trên tổng thể thì 78% của số kinh phí này sẽ được đầu tư trực tiếp cho bóng đá.
World Cup 2014 Brazil
Tổng doanh thu: 4 tỷ USD
Doanh thu bản quyền truyền hình: 1,7 tỷ USD
Doanh thu quảng cáo: $1.3 tỷ USD
World Cup 2010 Nam Phi
Tổng doanh thu: 2,4 tỷ USD
Doanh thu bản quyền truyền hình: 1,1 tỷ USD
Doanh thu quảng cáo: $1,1 tỷ USD
World Cup 2006 Đức
Tổng doanh thu: 3,2 tỷ USD
Doanh thu bản quyền truyền hình: 1,7 tỷ USD
Doanh thu quảng cáo: 785 triệu USD
World Cup 2002 Hàn Quốc – Nhật Bản
Tổng doanh thu: 2,5 tỷ USD
Doanh thu bản quyền truyền hình: 1,6 tỷ USD
Doanh thu quảng cáo: 810 triệu USD
World Cup 1998 Pháp
Tổng doanh thu: 365 triệu USD
Doanh thu bản quyền truyền hình: 120 triệu USD
Doanh thu quảng cáo: 245 triệu USD