World Cup gần như chuyển dịch kinh tế toàn cầu hướng tới Trung Quốc

Sự kiện: World Cup 2026

Với hơn 3,2 tỷ người theo dõi, World Cup chính là sự kiện thể thao được xem nhiều nhất trên thế giới và dưới quan điểm tài chính, nó cũng vô cùng thú vị. Từ những thay đổi trong nguồn tài trợ, sự chuyển dịch thị trường vốn và kinh tế vĩ mô đang ngày càng trở nên rõ nét.

Châu Á nhiều lên, Bắc Mỹ và Châu Âu ít đi

Kể từ năm 1982, các quốc gia giành chiến thắng World Cup đều đến từ châu Âu với 6 lần (Đức 2 lần, Italia 2 lần, Tây Ban Nha 1 lần và Pháp 1 lần), và 3 lần ở quốc gia Mỹ Latinh (Brazil 2 lần và Argentina 1 lần). Nhưng xét về các nhà tài trợ lớn nhất, thì sự phân phối địa lý có vẻ khá khác biệt.

World Cup gần như chuyển dịch kinh tế toàn cầu hướng tới Trung Quốc - 1

Những quốc gia giành chiến thắng World Cup đều đến từ châu Âu và Mỹ Latinh

Năm 1986, bốn công ty châu Âu đã tài trợ cho sự kiện này, cùng với bốn công ty từ Bắc Mỹ và bốn từ châu Á. Trong những năm 1990, Bắc Mỹ đã gia tăng tài trợ nhanh chóng, sau đó lại tạm dừng vào cuối thập kỷ này. Mặc dù các quốc gia châu Âu đã chiến thắng giải đấu, song các công ty ở đây lại rút tài trợ. Vào năm 2018, chỉ có một công ty châu Âu duy nhất đổ tiền vào đó.

Vậy, ai là người đổ tiền vào World Cup nhiều nhất? Câu trả lời là Châu Á.

World Cup gần như chuyển dịch kinh tế toàn cầu hướng tới Trung Quốc - 2

Vào năm 2018, bảy trong số 12 (hay gần 60%) đối tác và nhà tài trợ hàng đầu là từ châu Á

Trung Quốc thay thế Nhật Bản trở thành nhà tài trợ hàng đầu Châu Á

Nếu thuộc về một nửa dân số thế giới đang theo dõi World Cup, bạn có thể đã nhận thấy xu hướng này từ lượng biển quảng cáo ngày càng gia tăng ở Trung Quốc. Một phần ba các đối tác World Cup hàng đầu hiện nay đến từ Trung Quốc. Trong khi trước năm 2014, không một công ty Trung Quốc nào là nhà tài trợ.

Các công ty Trung Quốc đang thay thế Nhật Bản trong vai trò nhà tài trợ hàng đầu châu Á. Cho đến năm 2006, Nhật Bản luôn đại diện cho các thương hiệu hàng đầu châu Á tại World Cup. Nhưng lần này, họ lại hoàn toàn vắng mặt.

Nếu không phải là một fan bóng đá, bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng ngay cả khi đội tuyển quốc gia Trung Quốc không đủ điều kiện tham gia giải đấu, họ vẫn rất tích cực theo dõi. Quốc gia này từng chơi ở World Cup chỉ một lần duy nhất vào năm 2002.

World Cup gần như chuyển dịch kinh tế toàn cầu hướng tới Trung Quốc - 3

Những nhà tài trợ World Cup hàng đầu châu Á

Việc tài trợ World Cup được xem như sự thay đổi trong kinh tế toàn cầu của tương lai?

Thực tế rằng quyền lực kinh tế của châu Á đang nhanh chóng vượt qua châu Âu và Bắc Mỹ, xu hướng này cũng sẽ tiếp tục trong những thập kỷ tới. Việc trở thành nhà tài trợ World Cup uy tín cũng chính là dấu hiệu cho thấy sức mạnh kinh tế đang gia tăng của châu Á. Nó đặt một công ty Châu Á đứng ngang hàng với những gã khổng lồ công nghiệp.

Hiện tại, sự hiện diện của châu Á tại World Cup đã phản ánh sức mạnh kinh tế nhiều hơn sức mạnh bóng đá. Dù châu Âu vẫn còn giữ phong độ chơi bóng tốt nhưng điều đó vẫn có thể thay đổi. Người châu Á cũng yêu thích môn thể thao này. Hầu hết khán giả của World Cup 2014 đến từ châu Á, và số lượng người hâm mộ vẫn đang tăng lên. Hơn 1,5 tỷ người ở châu Á đã xem ít nhất một phút World Cup trong năm 2014 và hơn 750 triệu lượt xem hơn 20 phút. Trung Quốc có nhiều người xem nhất: một phần tư tỷ. Với lượng khán giả lớn như vậy, việc các công ty Trung Quốc tài trợ cho sự kiện này là một động thái thông minh.

Tương lai sẽ như thế nào?

Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, là một fan bóng đá lớn. Ông có ba giấc mơ: Trung Quốc được tham gia, là chủ nhà và giành chiến thắng World Cup. Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các trường học bóng đá và còn trao đổi với các đối tác châu Âu để giúp cải thiện nền bóng đá nước nhà. Các nền tảng tài chính và kinh tế đã có; cơ sở hạ tầng đang được xây dựng nhanh chóng, thêm phần dân số 1,3 tỷ người nên Trung Quốc không lo thiếu nhân tài chơi bóng.

Hy vọng Trung Quốc sẽ đủ điều kiện để trở lại giải đấu còn sự thay đổi kinh tế là điều hiển nhiên thông qua những nguồn tài trợ khổng lồ từ quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Đây là ngành nghề xui xẻo nhất nước Nga mùa World Cup

Thay vì có cơ hội hốt bạc mùa bóng, ngành nghề lại bị Nga cấm cửa vì 2 lý do.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Vũ (Theo Cnbc) ([Tên nguồn])
World Cup 2026 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN