Vốn ngoại cứu NH yếu kém: Hoài nghi

Nếu tỷ lệ đầu tư nước ngoài trong ngân hàng bị bó hẹp thì rất khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác tốt. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng, nếu nới room cho nước ngoài sẽ giúp quá trình tái cấu trúc ngân hàng nhanh và hiệu quả hơn.

Trông đợi

Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng Dự thảo Nghị định qui định tỷ lệ sở hữu (room) của nhà đầu tư nước ngoài trong các tổ chức tín dụng trong nước. Trong đó có nội dung cho phép những ngân hàng nước ngoài được mua tỷ lệ cổ phần ở mức trên 30%/vốn điều lệ đối với những ngân hàng trong nước hoạt động không hiệu quả.

Theo thống kê, các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đều là các ngân hàng lớn của các quốc gia có nền kinh tế phát triển, có nhiều ngân hàng mang tầm vóc toàn cầu. Các ngân hàng này đều có trình độ quản trị tiên tiến và có tiềm lực tài chính hùng mạnh.

Điều đó đã được kiểm chứng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn vừa qua (năm 2007- 2012), khi mà nền kinh tế trong nước đã bị biến động mạnh với nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống ngân hàng nội địa nhiều lần bị đe dọa, lãi suất huy động cao và nhiều lần bị biến động nhưng các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi những tác động này.

Trong một góc độ gần hơn, rất nhiều tổ chức tín dung trong những năm qua đã tìm kiếm được những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Và đó được xem là nguồn trợ lực hiệu quả cho sự phát triển của các NH này.

Mới đây nhất, hai ngân hàng quốc doanh cổ phần hóa đã thành công trong việc chọn hai đối tác nước ngoài. Cụ thể Vietcombank đã chọn Mizuho (MHCB) - Nhật Bản làm đối tác chiến lược thông qua việc bán cho đối tác 15% vốn cổ phần thu về 11.818,8 tỷ VND. Còn Vietinbank đã bán 20% cổ phần trị giá gần 15.500 tỷ đồng (743 triệu USD) cho nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU). Ngoài thu về một lượng tiền lớn để củng cố năng lực tài chính thì điều trông đợi nhất là sự hỗ trợ về quản trị, kỹ thuật của hai đối tác lớn để đưa các ngân hàng này phát triển lên tầm châu lục.

Tuy nhiên, thành công trong lựa chọn đối tác nước ngoài phải kể đến các ngân hàng cổ phần. Trong số đó có thể kể đến: Techcombank với đối tác HSBC đến từ anh nắm giữ 20% vớn, ABBank có Myabank nắm giữ 20% vốn, SeABank có đối tác chiến lược nước ngoài Société Générale đến tư Pháp sở hữu 20%. Các ngân hàng Phương Nam, VIB, Phương Đông đều đã có đối tác nước ngoài và năm sgiwux tối đa tỷ lệ cho phép.

Với sự có mặt của các đối tác ngoại, các ngân hàng cổ phần đã có những hỗ trợ rất tốt để phát triển nhất là về măt quả trị, kỹ thuật và phát triển dịch vụ. Đặc biệt, trong những năm khó khăn, nhiều NH vẫn tăng vốn điều lệ thành công nhờ có nguồn lực từ nước ngoài này..

Vốn ngoại cứu NH yếu kém: Hoài nghi - 1

Từ phía các Việt Nam cả các ngân hàng và nhà quản lý cũng đang có những e ngại về vốn ngoại 

Với thực tế trên, trong hoàn cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn tái cấu trúc, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi) cho rằng, nếu cho phép ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính lớn mua cổ phần đa số của ngân hàng yếu kém, thì sẽ có các lợi ích như sẽ có nguồn vốn tự có lớn (khoảng vài trăm triệu USD/ngân hàng) bơm thẳng vào ngân hàng yếu kém để tái cấu trúc tình hình tài chính yếu kém, tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh.

Đi cùng với việc bơm vốn, phương thức quản trị doanh nghiệp tại các ngân hàng cũng sẽ được thay đổi căn bản... Qua đó, giúp những ngân hàng yếu kém sẽ nhanh chóng trở thành những ngân hàng mạnh và góp phần làm cho hệ thống ngân hàng trong nước mạnh lên.

Những ngưỡng cản

Tuy nhiên, ngoài hạn chế về room đầu tư khống chế 20% hiện nay và có thể lên 30% thì việc mời nhà đầu tư ngoại cũng có nhưng khó khăn không dễ thực hiện.

Trước hết, các ngân hàng nước ngoài sẽ không đầu tư vào ngân hàng trong nước bằng mọi giá. Bởi lẽ, cái gốc của các ngân hàng yếu kém trong nước là vấn đề quản trị doanh nghiệp yếu kém, cho dù các ngân hàng ngoại có hỗ trợ vốn thì còn nhiều vấn đề về nhân sự, quản ý, kỹ thuật không thể dễ dàng giải quyết.

Bên cạnh đó, khi mua ngân hàng yếu kém trong nước, các ngân hàng ngoại đều mong muốn phải được nắm quyền kiểm soát (theo Luật doanh nghiệp là trên 75%/vốn điều lệ. Đối với những ngân hàng đỡ yếu kém hơn thì tỷ lệ trên có thể giảm xuống nhưng không dưới tỷ lệ 51%/vốn điều lệ). Tuy nhiên, điều này dường như là không thể diễn ra.

Trong khi đó, từ phía các Việt Nam cả các ngân hàng và nhà quản lý cũng đang có những e ngại. Chính các cổ đông của NH cũng e ngại việc bán cổ phần quá nhiều. Họ không muốn một đối tác mới chi phối ngâ hàng mình. Và trong hoàn cảnh hiện nay thì nếu bán cổ phần cho đối tác ngoại thì phải chấp nhận bị ép với giá rẻ. Điều này khiến cho các ông chủ không hề muốn. Bởi vì dù là ngân hàng yếu kém thfi họ vẫn không thể chết, vẫn là ông chủ một ngân hàng ngàn tỷ với rất nhiều lợi ích.

Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua nguy cơ thâu tóm thị trường của các tập đoàn tài chính quốc tế. Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng trong nước "sa lầy" trong nợ xấu và sở hữu chéo. Thì đây lúc là lúc mà các tổ chức tín dụng nước ngoài thâu tóm hệ thống ngành ngân hàng. Nếu điều này xảy ra sẽ là một nguy cơ cho nền kinh tế.

Ai cũng biết, đằng sau lưng các tổ chức tín dụng ấy còn có hàng loạt các tập đoàn và công ty đa quốc gia. Khi có một tổ chức tài chính "tiên phong" để cung cấp các dịch vụ tài chính thì các công ty xuyên quốc gia và các tập đoàn sẽ đổ bộ ồ ạt vào thị trường gần 90 triệu dân vô cùng tiềm năng của Việt Nam.

Dù những lo ngại trên dù có cơ sở nhưng không dễ xảy ra. Tuy vậy, một bước mở thận trọng là cần thiết để vừa tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài những vẫn giữ được thị trường và tránh được các rủi ro. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào các ngân hàng mà còn chờ những chính sách quyết đoán và khôn ngoan từ nhà quản lý.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Linh (VFF.VN)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN